Công nghiệp chế biến chè thái nguyên : Từ xóa đói giảm nghèo đến tham gia chuỗi giá trị gia tăng

06/05/2017
Công nghiệp chế biến chè thái nguyên : Từ xóa đói giảm nghèo đến tham gia chuỗi giá trị gia tăng

Công nghiệp chế biến chè thái nguyên : Từ xóa đói giảm nghèo đến tham gia chuỗi giá trị gia tăng

Theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 30 nước trồng và chế biến chè nhưng lại có đến 100 nước mà người dân ở đó sử dụng các sản phẩm chè. Điều đó đủ cho thấy ngành công nghiệp chè ở Việt Nam cần mạnh dạn ra khỏi cái thế xóa đói giảm nghèo lâu nay để mạnh dạn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo mô hình “đàn sếu bay”.

Có thể kinh ngạch xuất khẩu chè còn kém xa các mặt hàng mũi nhọn khác (dầu mỏ, than, gạo…) nhưng xét đến những tác động tích cực của nó về mặt xã hội và để tận dụng mọi nguồn lực hiện có, chúng ta nên tiếp tục phát triển sản xuất và xuất khẩu trà thái nguyên  trong thời gian tới. Trên thực tế chè vẫn là một trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực về nông sản ở Việt Nam.

Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi (nhiều năm nay có giá tương đương thóc), có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây “xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi, bảo vệ an ninh biên giới.

Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học.

Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn. Lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến cây chè của cả nước lên đến 3 triệu người. Bên cạnh đó, lao động vốn là lợi thế so sánh của nước ta, đặc biệt là lao động nông nghiệp với kinh nghiệm lâu đời trong trồng về chế biến chè.

Tuy nhiên trong vai trò là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chè Việt Nam cũng không tránh khỏi điều mà các chuyên gia mô tả là một thứ “bi kịch”. Theo đó chúng ta đang làm ăn chủ yếu tại các thị trường nghèo, dễ tính, trong khi không thể thâm nhập các thị trường khó tính hơn. Theo số liệu thống kê, cho đến thời điểm này, chè Việt Nam có mặt tại 118 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy được biết nhiều như vậy nhưng chề Việt Nam vẫn chỉ ở vai “kép” phụ.

Hiện, 34/63 tỉnh, TP cả nước có sản xuất chè, nhưng chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, phân tán, không đồng nhất và không thể kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, việc thâm nhập các thị trường cao cấp dường như là bất khả thi với đa số các DN Việt Nam do rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ… được tính đến trong danh mục các thị trường nhập khẩu chè Việt Nam nhưng số lượng rất nhỏ. Chủ yếu do các DN nước ngoài tự đầu tư trồng chè tại Việt Nam, tự kiểm soát chất lượng và sau đó chuyển về nước dưới dạng nguyên liệu để tiếp tục chế biến ra thành phẩm giá cao gấp 4 - 5 lần.

Hay nói một cách khác đi 80% giá trị gia tăng là nằm ngoài cây chè thái nguyên và người làm chè chỉ hưởng nhiều nhất là 20%. Đó là một điều cực kỳ vô lý thế nhưng chúng ta vẫn phải sống chung với nó từ nhiều năm nay. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu phải bắt đầu ngay từ ngành chế biến chè để có cơ hội thành hiện thực chứ không phải mãi chịu cảnh “ngủ yên”

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo