-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách nhìn mới trong trồng trọt chè thái nguyên
27/04/2017
Chế biến và xuất khẩu chè thái nguyên ngày càng tăng cao, đòi hỏi yêu cầu đối với ngành chè Thái Nguyên cũng ngày càng cao. Cùng với sự phát triển đó thì tỉnh Thái Nguyên phải có cách nhìn mới trong trồng trọt chè thái nguyên cũng như trong chế biến và sản xuất. Đặc biệt phải chú trọng đến trồng chè thái nguyên theo mô hình VietGAP để có được những sản phẩm chè Thái Nguyên sạch, đạt chất lượng nhất.
Người dân không mặn mà với mô hình chè Thái Nguyên VietGAP đang diễn ra ở nhiều tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do giá chè thái nguyên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không cao hơn giá chè thái nguyên thông thường, người sản xuất và tiêu dùng chưa có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm chè thái nguyên sạch và việc tổ chức, quản lý quy trình chất lượng tại các tổ sản xuất còn nhiều khó khăn. Để tháo gỡ vấn đề này, cần thay đổi tư duy của người trồng chè Thái Nguyên, thói quen của người tiêu dùng, củng cố phương pháp quản lý và tạo điều kiện về tiêu thụ cho sản phẩm chè Thái Nguyên VietGAP.
Tìm hiểu tại nhiều hộ dân tham gia mô hình sản xuất chè Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi đã thấy nhiều tín hiệu khả quan về mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm chè Thái Nguyên sạch. Ông Bùi Khắc Tư, tổ viên tổ hợp tác chè thái nguyên VietGAP ở xóm 11, xã Tân Linh cho biết: “Nhiều khách hàng đã tin tưởng hơn khi sản phẩm chè thái nguyên của gia đình tôi đạt chứng nhận VietGAP.
Tuy họ chưa trả giá cao hơn nhưng các khách hàng này đã ưu tiên sử dụng sản phẩm của gia đình”. Điều đó đã chứng minh sản phẩm chè thái nguyên VietGAP đang đi dần vào thói quen của người tiêu dùng và người trồng chè thái nguyên đã thuận lợi hơn khi bán hàng. Mô hình chè Thái Nguyên VietGAP mới triển khai mấy năm gần đây, do đó, người trồng chè Thái Nguyên nên kiên nhẫn, quyết tâm theo đuổi để sản phẩm tạo được thương hiệu, khẳng định chất lượng, khi đó, giá trị sản phẩm chè thái nguyên VietGAP sẽ từng bước được nâng lên.
Điểm khó khăn lớn nhất hiện nay là người trồng chè Thái Nguyên không tự nguyện đóng tiền gia hạn giấy chứng nhận VietGAP. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì nguyên nhân không phải do số tiền quá lớn. Có thể làm một phép tính, tiền gia hạn giấy chứng nhận là 10 triệu đồng/2 năm, với một mô hình vietGAP có diện tích 18ha, sản lượng trà thái nguyên búp khô trong 2 năm sẽ đạt khoảng 90 tấn, nghĩa là muốn gia hạn giấy chứng nhận, người dân chỉ mất thêm 111 đồng/kg.
Ngoài ra, nếu chia số tiền 10 triệu đồng cho các tổ viên trong tổ hợp tác, trung bình mỗi tổ từ 15 đến 30 hộ thì mỗi hộ cũng chỉ phải bỏ ra 300 đến hơn 600 nghìn đồng/2 năm. Theo ông Vũ Ngọc Chiến, Tổ Trưởng Tổ sản xuất chè thái nguyên VietGap ở xóm Làng Chủng, xã Trung Hội (Định Hóa) (Tổ duy nhất người dân đóng góp kinh phí để gia hạn giấy chứng nhận hiện nay): Nguyên nhân chủ yếu của việc người dân không nộp tiền là tâm lý ỷ lại, trông chờ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và chưa tin tưởng vào sự thành công của mô hình. Nhưng theo tôi, sử dụng sản phẩm sạch là xu hướng tất yếu của người dân nên trong tương lai sản phẩm chè thái nguyên VietGAP chắc chắn sẽ có giá cao hơn và được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.
Các tin khác
- Trà Đinh ướp sen là gì? Cách làm trà Đinh ướp sen chuẩn nghệ nhân? 02/12/2024
- Làm gì khi bị say trà xanh? Những cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả tại nhà 29/11/2024
- Cúp Cây Trà Tân Cương Thái Nguyên - Bí Quyết Để Tạo Nên Vườn Trà Nguyên Liệu Chất Lượng Cao 29/11/2024
- Trà nào đắng nhất? Bí mật đằng sau vị đắng đặc trưng của mỗi loại trà 28/11/2024
- Tại sao phải làm héo trà? Cách sơ chế các loại trà ngon của người Việt? 27/11/2024
- Trà túi lọc Tân Cương Xanh – Sản phẩm không thể thiếu trong các giỏ quà tặng Tết 27/11/2024
- Chè búp Thái Nguyên giá bao nhiêu? Nên mua chè Thái Nguyên 26/11/2024