-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chè Phổ Yên: Mong tìm đầu ra ổn định
10/05/2017
Hòa chung không khí háo hức chào đón Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 2 năm 2013, những ngày này người trồng chè trên địa bàn huyện Phổ Yên cũng đang tích cực chuẩn bị các sản phẩm chè thái nguyên mang hương vị riêng của quê hương để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Còn ông Hoàng Văn Bình, một trong những hộ dân làm chè ngon có tiếng ở khối Đồng Tâm, thị trấn Bãi Bông chia sẻ: Năm 2002 nhà tôi bắt đầu cải tạo diện tích đồi tạp không có hiệu quả để trồng chè thái nguyên cành giống LDP1. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên chè nhà tôi hay bị các loại sâu bệnh như: rầy nâu, bọ cánh tơ... năng suất chỉ đạt 40 kg/sào. Các công đoạn sao chè cũng làm bằng tay chứ chưa được sử dụng máy móc như bây giờ. Vừa làm vừa tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nên tôi đã biết cách đốn chè, tạo tán và bón phân đúng thời điểm để chè ra nhiều búp và hạn chế được sâu bệnh. Hiện, nhà tôi đã cải tạo và trồng được 2,6 mẫu chè. Mỗi lứa thu hái được hơn 2 tạ chè khô, với giá bán trung bình 120 nghìn đồng/kg, gia đình cũng thu về hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm chúng tôi cũng thu lãi trên 200 triệu đồng. Tôi cũng như bà con trong khối rất phấn khởi khi biết sắp tới có Festval trà thái nguyên - Việt Nam được tổ chức lần thứ 2. Khi tham gia Lễ hội chúng tôi sẽ biết thêm nhiều giống chè mới, kỹ thuật chăm sóc, sao sấy và bảo quản để chè vẫn giữ được hương vị đặc sắc nhất đến tay người tiêu dùng.Đến thăm đồi chè ở các địa phương: Thành Công, Phúc Thuận, thị trấn Bắc Sơn... mùa này, chúng tôi thấy các bà, các chị đang tấp nập thu hái bên những nương chè.
Nét mặt ai nấy đều phấn khởi, tươi vui vì năm nay chè ít bị nhiễm sâu bệnh, bán được giá. Chúng tôi vào thăm vườn chè thái nguyên của gia đình anh Lưu Văn Ngọc, người xóm Trung, thị trấn Bắc Sơn, luống nào luống nấy thẳng tắp, búp mọc tua tủa. Bên ấm trà xanh ngắt vừa mới pha mời chúng tôi thưởng thức, anh Ngọc cho biết: Nhà tôi trồng 9 sào chè, mỗi lứa thu hái được 2 tạ chè khô, với giá bán trung bình 100 nghìn đồng/kg. Được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, gia đình tôi đã chuyển 7 sào chè trung du sang trồng chè cành giống LDP1. Cùng với đó là sử dụng các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất, tuân thủ nghiêm các quy định về thuốc bảo vệ thực vật để bảm đảm sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, giảm chi phí về công lao động, gia đình tôi đã đầu tư sắm tôn quay, máy vò chè chạy điện. Đồng thời, tự đào giếng và mua máy bơm nước để chủ động tưới chè vào vụ đông. Nhờ phát triển cây chè, đời sống gia đình tôi đã khấm khá hơn. Khi được hỏi về Festival Trà sẽ diễn ra tại Thái Nguyên tới đây, anh Ngọc nói: Khó khăn đối với bà con chúng tôi hiện nay là sản phẩm đầu ra chưa có nơi tiêu thụ ổn định, giá cả lên xuống bấp bênh tùy thuộc thị trường. Chúng tôi mong muốn đợt Festval Trà sắp tới, chè Phổ Yên nói riêng và chè thái nguyên nói chung sẽ được nhiều nước trên thế giới biết đến, để sản phẩm chè có thể xuất khẩu nhiều hơn, đem lại cuộc sống và thu nhập ổn định cho người trồng chè.
Không chỉ ở Bắc Sơn, Bãi Bông, mà người trồng trà thái nguyên ở khắp các địa phương trên địa bàn huyện Phổ Yên đều đang háo hức chào đón Festval Trà với mong muốn giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến và nơi tiêu thụ. Trao đổi với chúng tôi, Ông Ngô Thành Đê, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện cho biết: Huyện Phổ Yên hiện có trên 1.800ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh là trên 1.400ha, tập trung nhiều ở các xã: Thành Công, Minh Đức, Phúc Thuận, Phúc Tân, thị trấn Bắc Sơn... Tuy nhiên, diện tích chè trung du của toàn huyện vẫn còn chiếm khoảng 60%, năng suất chỉ đạt từ 70-80 tạ/ha/năm. Từ năm 2001 đến nay, huyện đã trồng được khoảng trên 700ha chè giống mới, năng suất bình quân đạt 100 tạ/ha/năm với giá bán cao hơn chè trung du từ 1,2-1,5 lần. Đặc biệt, năm 2009 Trạm Khuyến nông huyện đã thực hiện Dự án Xây dựng vườn chè giống đầu dòng quy mô hộ gia đình nhằm chủ động cung cấp nguồn hom giống đảm bảo chất lượng cho người dân. Đến nay, vườn ươm đã có thể cung cấp 6-8 triệu hom giống/năm phục vụ nhu cầu trồng mới, trồng cải tạo chè của bà con trong huyện. Nhờ chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, bón phân cân đối, năng suất chè bình quân của huyện đã tăng từ 70 tạ/ha (năm 2006) lên 95tạ/ha hiện nay. Hiện nay, bà con đang chuẩn bị những loại chè thái nguyên ngon nhất để tham gia gian hàng trưng bày sản phẩm, giới thiệu với du khách để quảng bá chất lượng chè tại Festival, nhằm từng bước tạo dựng thương hiệu riêng.
Kỳ vọng vào Festival trà thái nguyên Quốc tế diễn ra vào tháng 11 tới, nông dân huyện Phổ Yên đều có chung mong muốn sản phẩm chè của mình làm ra sẽ được tiêu thụ rộng rãi hơn, giá thành bán cao hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và yên tâm gắn bó với cây
Các tin khác
- Trà Sen Ngọc Tỉnh Liên, Hương Vị Của Mọi Nhà 28/10/2024
- Chè Thái Nguyên Ngon Nhất Giá Bao Nhiêu 27/10/2024
- Phân biệt các loại trà trong pha chế – Bí quyết chọn lựa nguyên liệu hoàn hảo 25/10/2024
- Khi sấy trà sen cần lưu ý điều gì? Cách bảo quản trà hiệu quả nhất cho người dùng? 23/10/2024
- Tên gọi trà sen Tây Hồ có từ đâu? Uống trà sen Hồ Tây ở đâu là chuẩn vị và hợp gu? 23/10/2024
- Trà sen, tinh hoa của đất trời và cách làm trà sen cổ truyền Việt Nam 21/10/2024
- Trà nõn Tôm là trà gì? Cách nhận biết, cách làm trà nõn tôm chuẩn vị như thế nào? 21/10/2024