-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chè Thái Nguyên - Cơ hội xuất khẩu tăng giá
22/05/2017
Thị trường trà thế giới hiện nay vẫn bị ngự trị bởi bốn quốc gia sản xuất hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka và Kenya. Từ đầu năm nay báo chí thế giới đưa tin giá nông sản phẩm thế giới tăng mạnh, trong đó có mặt hàng trà. Hiện nay, sản lượng trà thế giới có mức trung bình là 300.000 tấn một năm.
Theo thông tin của cơ quan FAO giá trà trên thị trường thế giới năm 2009, 3,18 USD/kg kg trà đen, đã tăng mạnh so với năm 2008, với mức giá là 2,38 USD/kg trà đen. Sự tăng giá xảy ra vì hai yếu tố chính: mức cầu tăng trên thị trường thế giới, trong khi mức cung lại giảm vì hạn hán ở ba nước sản xuất trà là Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya. Trong đầu năm 2011, nguồn tin thị trường trà quốc tế từ Mombasa cho biết giá một kg trà đen vào tháng 4-2011 là 3,3 USD. Mombassa là thị trường trà đen lớn nhất thế giới, năm 2010 có đến 441.000 tấn trà đen được bán tại đây, chiếm 28% sản lượng trà đen xuất khẩu thế giới.
Thị trường trà tại Ấn Độ và Sri Lanka cũng có sự tăng giá tương tự. Ở Colombo, Thủ đô của Sri Lanka, giá trà đen rẻ nhất tăng dần từ 2,50 USD một kg lên đến 5 USD một kg. Giá trà xanh cũng tăng 20% trong năm 2010, và chỉ riêng một nước Trung Quốc đã xuất cảng 80% thị trường trà xanh thế giới.
Các nhà sản xuất và thương mại quy việc tăng giá cho sự kiện biến đổi khí hậu như hạn hán, lụt lội tại các quốc gia xuất cảng hàng đầu thế giới. Riêng Trung Quốc, trong năm 2010, sản lượng trà xanh bị giảm đến 70%. Một chuyên gia về trà của FAO giải thích là cây trà rất nhạy cảm đối với độ ẩm và sức nắng, chỉ cần nhiệt độ nóng tăng lên vài độ, hay độ ẩm tăng cao là cả một mùa trà bị hư hại. Phương cách sử dụng chất hóa học để tăng sản xuất trên một diện tích có sẵn, với hậu quả là trong trà còn nhiều dấu vết chất hóa học như chất diệt sâu bọ (pesticides) bị đánh giá xấu, không an toàn thực phẩm.
Thêm nữa, giá trà cũng có khác biệt tùy theo phẩm chất của từng loại trà. Trong khu vực Assam, nơi cung ứng 15% cho thị trường trà thế giới, giá bán trà với phẩm chất trung bình cách đây hai năm là 6 USD/kg, năm trước tăng lên thành 8 USD, trong năm nay giá đã đạt đến mức 15 USD/kg. Phương cách bán trà trực tiếp không thông qua thị trường bán đấu giá được nhiều quốc gia cho phép, chỉ trừ một ngoại lệ tại Trung Quốc người muốn mua trà trực tiếp của các cơ sở sản xuất phải thông qua một cơ sở xuất cảng duy nhất.
Phương án và chiến lược cung ứng cho thị trường tiêu thụ trà cũng có nhiều khác biệt. Hoặc, nhắm vào mảng thị trường trà ngon, trà đặc sản, hoặc cung cấp cho thị trường những sản phẩm rẻ tiền, là hai ví dụ đối nghịch. Công ty Mariage Frères (Pháp) nghiêng về phương án lựa chọn những “vườn chè” ngon, bảo đảm an toàn và mua trực tiếp từ gốc sản xuất, không qua trung gian. Ông Francois- Xavier Delmas, tổng giám đốc của công ty “Palais des thés” cho biết, muốn như thế thì phải biết chọn trà ngon, phải có quan hệ tốt với người sản xuất trà... như thế là phải đi đi về về nhiều, nhất là trong mùa trà từ 15 tháng ba cho đến 15 tháng sáu.
Thụy Sĩ không phải là một nước sản xuất ra trà, hay cà phê, nhưng lại chiếm lĩnh một mảng thị trường khá quan trọng trong công việc thu mua, chế biến lại trà và cà phê, tạo thành sản phẩm mới. Tổng giám đốc của công ty Monodor, ông Eric Favre, mới đây đã tuyên bố tung ra thị trường một sản phẩm mới về trà, đặt tên là “Tpresso", một loại trà bột hòa tan, tương tự như sản phẩm “Nespresso” của thương hiệu nổi tiếng Nestlé.
Năm 2011, Thái Nguyên là đơn vị được đăng cai tổ chức Festival Trà quốc tế. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến trong hoạt động xúc tiến thương mại của Thái Nguyên
Đây thực sự là dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cây chè và sản phẩm chè giữa các doanh nghiệp ngành chè trong nước và quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên nói riêng và các sản phẩm chè Việt Nam nói chung đến du khách trong và ngoài nước.
Thái Nguyên được biết đến không những là cái nôi của Chiến khu Việt Bắc mà còn nổi tiếng với những vùng chè như Tân Cương, La Bằng, Tức Tranh… Ngày nay, sản phẩm chè thái nguyên đã có một thương hiệu chính thống, được Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, việc tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu chè Thái Nguyên trên thị trường trong nước và xuất khẩu đang là vấn đề không nhỏ đặt ra với ngành sản xuất, chế biến chè của tỉnh Thái Nguyên. Là vùng chè có tiếng nhất, nhì cả nước, nhưng thực tế người làm chè Thái Nguyên chưa tận dụng hết những lợi thế của mình vì hiện tại mỗi vùng đều hoạt động nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Hầu hết các gia đình chỉ biết nhà nào nhà nấy làm, tự học, tự mày mò. Người có kinh nghiệm, bí quyết làm được chè ngon thì bán với giá cao, còn lại đều mang ra chợ bán chè mộc, chè nguyên liệu giá rẻ. Bởi vậy, việc tạo thành mối liên kết cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các làng nghề ở Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện được.
Để sản phẩm mang thương hiệu trà thái nguyên vươn ra thị trường các nước trong khu vực và thế giới, từ năm 2005, Thái Nguyên đã tổ chức nhiều Lễ hội chè; Tuần văn hóa chè… đặc biệt, Thái Nguyên đã có chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu tiềm năng phát triển cây chè sang thị trường Pakistan. Ông Đinh Khắc Hiển - Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên cho biết, năm 2009, Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến giữa Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên (Sở Công Thương) và đại diện một số doanh nghiệp xuất khẩu trà thái nguyên với Thương vụ Việt Nam cùng các đối tác nhập khẩu chè tại Pakistan.
Tại buổi giao lưu đàm phán trực tuyến đó đã có nhiều thông tin đến với Hiệp hội chè và các doanh nghiệp nhập khẩu chè của Pakistan về thế mạnh sản xuất kinh doanh chè của tỉnh cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Thái Nguyên với Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pakistan và các doanh nghiệp chè của nước bạn kể từ năm 2005 đến nay. Tại buổi giao lưu, một số doanh nghiệp sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã giới thiệu về năng lực sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của đơn vị cũng như khả năng đáp ứng các sản phẩm chè theo nhu cầu của bạn hàng. Đại diện phía Hiệp hội chè Pakistan và các doanh nghiệp nhập khẩu chè nước bạn đã bày tỏ mong muốn được tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu chè Việt Nam nói chung, chè thái nguyên nói riêng, cũng như mong muốn được ký hợp đồng và nhận hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp Việt Nam mà không phải thông qua nước thứ ba.
Trà thái nguyên nổi tiếng bởi chất lượng và hương vị thơm ngon đặc biệt riêng với nhiều vùng chè đặc sản. Tuy nhiên, để thương hiệu chè thái nguyên tạo được tiếng vang với bạn bè trên thế giới, thiết nghĩ quy mô, chiến lược quảng bá cho thương hiệu trà thái nguyên cần được đầu tư có hiệu quả hơn. Việc được đăng cai lễ hội Festival Trà quốc tế là cơ hội tốt để chè thái nguyên tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Video giới thiệu công ty Tân Cương Xanh - hệ thống cửa hàng trà Việt Nam thượng hạng
Các tin khác
- Không Gian Phơi Trà Búp Tân Cương Thái Nguyên Tại Nhà Máy Tân Cương Xanh, Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm 23/01/2025
- Trà Đinh Tân Cương Xanh – Món Quà Tết Sang Trọng và Ý Nghĩa 20/01/2025
- Trà móc câu có phải là Trà Thái Nguyên? Những nét đặc sắc về trà móc câu Thái Nguyên 19/01/2025
- Người cao tuổi nên thưởng thức trà xanh Thái Nguyên vào thời điểm nào để không ảnh hưởng giấc ngủ? 19/01/2025
- Trà ô long và trà Shan Tuyết – Loại nào phù hợp với chị em phụ nữ 19/01/2025
- Trà xanh Thái Nguyên có bị mốc, hỏng không? Những dấu hiệu giúp bạn nhận diện trà bị hỏng chính xác, nhanh chóng 19/01/2025
- Điểm danh những yếu tố làm thay đổi chất lượng trà xanh – Và cách bảo quản trà Thái Nguyên đúng cách 13/01/2025