chè thái nguyên đệ nhất trà việt

09/05/2017
chè thái nguyên đệ nhất trà việt

Xưa nay, nói đến trà Việt, người ta nghĩ ngay đến chè thái nguyên. Nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, sản phẩm trà thái nguyên có hương vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu, Thái Nguyên đã được tôn vinh là vùng đất "đệ nhất danh trà", được người sành trà trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Qua trung tâm thành phố Thái Nguyên chừng 10 km theo tỉnh lộ Đán - Núi Cốc, du khách sẽ bắt gặp ngay trước mắt ngút ngàn một màu xanh của núi rừng, của những đồi chè đang đơm lộc biếc. Đất nước ta có nhiều vùng chè thái nguyên ngon, nhưng xưa nay trà Tân Cương - Thái Nguyên vẫn là thơm ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả.

Thái Nguyên đệ nhất danh trà

Trà Tân Cương có vị thơm tự nhiên của hương cốm, đậm đà bởi vị ngọt chát thanh tao mà chỉ có đất trời Tân Cương mới tạo nên được. Vùng chè đặc sản Tân Cương gồm các xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thái Nguyên. Trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm trên 1000 ha với năng suất đạt trên 125 tạ trà tươi / ha/ năm.

Cùng với vùng chè Tân Cương - TP Thái Nguyên, vùng chè La Bằng - Huyện Đại Từ cũng được đánh giá là vùng đất sản xuất trà ngon đặc biệt của Thái Nguyên. Nằm sát chân núi Tam Đảo, xã La Bằng được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, đất đai phì nhiêu rất thích hợp với cây chè. Chính vì vậy, cây chè đã bén rễ và phát triển trên vùng đất này từ rất sớm và tạo ra sản phẩm nổi tiếng trà La Bằng. Khi pha, tuy không có màu xanh trong như trà Tân Cương, trà Trại Cài nhưng trà La Bằng lại có màu vàng óng như mật ong, uống vào có mùi thơm đặc trưng, nhâm nhi một lúc sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh tao nhưng đạm đà và sảng khoái.

Vùng chè La Bằng hiện có diện tích 328 ha, tăng gấp 3 lần so với trước kia, năng suất chè bình quân 90tạ/ ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng trên 3.000 tấn. Nhân dân địa phương đang cải tạo chè giống cũ sang trồng chè có giá trị chất lượng - kinh tế cao... để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đồng thời giúp bà con chuyển sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, với số lượng lớn. Năm 2006, xã La Bằng đã thành lập HTX chè La Bằng. Hiện HTX hoạt động ngày càng hiệu quả và đã trở thành mô hình điểm trong việc hình thành các tổ, đội hợp tác sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên.

Khi thưởng Chè Thái Nguyên thì vị đậm đà và ngọt hậu là những gì mà người thưởng thức trà thường nhận xét về trà Trại Cài - một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh. Nằm trên địa phận xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, vùng chè đặc sản Trại Cài cách thành phố Thái Nguyên khoảng 20km về phía Bắc. Đến Minh Lập vào bất cứ mùa nào trong năm cũng bắt gặp một màu xanh ngát của những đồi chè. Những người cao niên ở đây cho biết chính họ cũng không nhớ rõ cây chè đã xuất hiện từ những năm nào, chỉ biết cây chè đã gắn bó với người dân nơi đây hàng trăm năm. Người dân ở đây đã quen thuộc với công việc trồng, sản xuất và chế biến chè. Qua quá trình phát triển, toàn xã đã gây dựng được 4 làng nghề chè truyền thống tại các xóm: Cà Phê 1, Cà Phê 2, Sông Cầu và Trại Cài. Hiện nay, toàn xã Minh Lập có hơn 340 ha diện tích trồng chè, năng suất bình quân đạt 95 tạ/ ha. Năm 2012, sản lượng chè búp tươi của xã đạt trên 3.200 tấn.

Nằm trong tứ đại danh trà của tỉnh Thái Nguyên, vùng chè Khe Cốc thuộc xã Tức Tranh huyện Phú Lương từ lâu đã rất nổi tiếng bởi độ nồng, đượm được trồng sôi trên chất đất sạch kiềm và uống dòng nước trong mát từ các khe suối nguồn của con sông Cầu. Bởi có diện tích chè lớn lên tới trên 1000 ha và chất lượng chè hảo hạng nên hiện nay, Tức Tranh là xã có số làng nghề nhiều nhất tỉnh, toàn xã có 8 làng nghề về chè đã được công nhận là: Minh Hợp, Bãi Bằng, Tân Thái, Đập Tràn, Khe Cốc, Gốc Gạo, Thác Dài và Quyết Thắng.

Ngoài 4 vùng chè trọng điểm, trên địa bàn Thái Nguyên cũng có nhiều vùng chè ngon, có tiếng với những hương vị đặc trưng riêng. Đơn cử như vùng chè Điềm Mặc huyện Định Hóa; vùng chè Bắc Sơn, huyện Phổ Yên; vùng chè Bá Xuyên, thị xã Sông Công; vùng chè Tràng Xá, huyện Võ Nhai….

Với diện tích trồng chè gần 20.000 ha, sản lượng chè của Thái Nguyên khoảng 185.000 tấn/ năm, trong đó xuất khẩu 7.200 tấn. Sản phẩm trà thái nguyên đã được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến với các sản phẩm trà xanh đặc sản, trà xanh cao cấp ướp hương đóng gói, đóng hộp và trà đen. Sản phẩm trà của Thái Nguyên đã có mặt ở trên thị trường 50 tỉnh, thành phố trên cả nước và các nước Trung Quốc, Pakistan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Srilanca… Với đôi bàn tay khéo léo và phương pháp chế biến truyền thống của người dân nơi đây đã tạo nên những sản phẩm trà ngon với hương thơm, vị đượm mang đặc trưng của trà thái nguyên, rất phù hợp với "gu” thưởng thức của người Việt. Vì vậy, trà Thái đã trở thành một đặc sản của Thái Nguyên, trở thành một thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Tiếp nối thành công của Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam năm 2011, Festival trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức vào trung tuần tháng 11 để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà Thái Nguyên; giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa trà Thái Nguyên nói riêng, trà Việt Nam nói chung; khẳng định thương hiệu "Đệ nhất danh trà" với du khách trong nước và quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà với các tỉnh bạn, mở rộng giới thiệu sản phẩm trà trong khu vực và trên thị trường quốc tế, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của chè thái nguyên

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo