Chè Thái Nguyên - “Người bạn” của những thủy thủ trên biển

08/05/2017
Chè Thái Nguyên - “Người bạn” của những thủy thủ trên biển

Những ngày giữa tháng 1, vào thời điểm miền Bắc đang chìm trong giá rét thì tôi được lênh đênh trên biển hưởng thụ ánh nắng và không khí ấm áp của miền Nam khi tham gia Đoàn công tác chúc Tết các cán bộ, chiến sĩ ở Nhà giàn DK1/10 (Cà Mau) và Côn Đảo. Biết tôi là người Thái Nguyên nên các thủy thủ trên tàu vận tải quân sự HQ636 (Bộ Tư lệnh vùng 2, Hải quân) - con tàu đưa chúng tôi ra Nhà giàn DK1/10 và Côn Đảo hỏi về chè thái nguyên rất nhiều.

Điều các anh quan tâm là chè được trồng như thế nào, thu hái và chế biến ra sao, lấy hương bằng cách nào mà khi uống lại thơm ngon đến vậy. Đặc biệt, ai cũng đề nghị tôi hướng dẫn cách nhận biết trà thái nguyên và giới thiệu những địa danh được xem là vùng chè đặc sản của Thái Nguyên. Anh Nguyễn Đình Tiến, Thuyền trưởng tàu HQ 636 tâm sự: trà thái nguyên ngon và được anh em rất thích. Cầm chén chè thái nguyên trên tay đã thấy mùi thơm ngan ngát, khi mới uống, vị chát đậm, uống xong lại thấy vị ngọt ở nơi đáy lưỡi.

Thuyền phó tàu HQ636 Trần Mậu Bình chia sẻ: trà thái nguyên là “người bạn” thân thiết nhất của anh em ở đây. Nói rồi anh đưa cho chúng tôi một túi trà khô, bên ngoài có đề chữ “đặc sản trà Tân Cương - Thái Nguyên” và nói: Đây là trà Thái chúng tôi đặt mua ngoài T.P Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Lần nào về đất liền, chúng tôi cũng đặt mua cả chục kg chè khô để mang lên thuyền cho anh em uống dần. Chè Thái ở Vũng Tàu rất đắt, loại thường cũng phải mua với giá 300-350 nghìn đồng/kg, loại ngon hơn có giá lên tới 500 hoặc hơn 500 nghìn đồng/kg. Chúng tôi đặt mua ở chỗ quen để tránh mua phải trà Thái giả.

Đúng như anh Tiến và Bình nói, 10 ngày ở trên tàu là từng ấy ngày tôi thấy chè thái nguyên gắn bó với các thủy thủ. 5 giờ sáng, khi tiếng kẻng leng keng gọi mọi người thức dậy, ấm trà đã được đặt sẵn trên bàn uống nước. Ăn sáng xong, mọi người lại nhâm nhi những chén trà sóng sánh. Sau đó, ai vào việc nấy. Thỉnh thoảng, có vài thủy thủ ngưng việc, tranh thủ ra bàn uống vội chén nước trà rồi quay lại làm tiếp. Kết thúc bữa trưa, mọi người vừa uống trà thái nguyên, vừa trò chuyện rất rôm rả, sau đó mới nghỉ lưng để chiều bắt tay vào những công việc đang dở của buổi sáng. Có lẽ, buổi tối là lúc trà thái nguyên được sử dụng nhiều nhất. Sau bữa cơm chiều, khi mọi việc trong ngày đã hoàn tất, các thủy thủ trải chiếu ở phía trước mũi tàu để vừa hưởng thụ gió biển mát rượi, vừa ngâm nga bên những ấm trà. Anh Hoàng Xuân Hùng, một thành viên trên tàu cho hay: Vừa uống trà thái nguyên, vừa ngắm trăng và cùng nhau sẻ chia những câu chuyện về bạn bè, gia đình, người thân... Mỗi người một vùng quê, miền Bắc, miền Trung, miền Nam nhưng bên ấm trà, anh em như xích lại gần nhau hơn. Cả tháng trời, thậm chí 3 tháng trời lênh đênh trên biển, sóng điện thoại bị mất, không thể liên lạc được với gia đình, thế giới của các thủy thủ chỉ là các khoang tàu nên niềm vui lớn nhất của chúng tôi là được uống chè thái nguyên, nói chuyện vui.

Ở trên tàu, các thủy thủ pha trà thái nguyên rất “đặc”. Anh Hoàng Văn Cường nói: Uống đặc, vị chát đậm hơn nhưng vị ngọt cũng lưu lại lâu hơn. Vả lại, những thủy thủ phải đi ca (đêm nào các thủy thủ cũng chia nhóm đi tuần tra theo ca để bảo đảm an toàn cho hàng hóa và người trên tàu) khi uống trà đặc sẽ thấy tinh thần sảng khoái, tỉnh táo để làm nhiệm vụ.

Qua Thuyền trưởng Tiến, Thuyền phó Bình, tôi được biết không chỉ con tàu này hầu hết các con tàu khác của quân đội, hay của ngư dân trên biển đều uống trà thái nguyên mỗi ngày. Nếu được tận mắt chứng kiến những tình cảm tốt đẹp mà các thủy thủ dành cho, tôi tin, những người làm chè Thái Nguyên sẽ mừng lắm. Tôi thấy vui khi đặc sản của quê hương mình được “yêu quý” đến vậy.

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo