-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chè Thái Nguyên ở xứ sở hạt dẻ
20/05/2017
Những ngày cuối thu, chúng tôi có dịp lên Cao Bằng công tác. Sáng sớm ở miền biên viễn này khí hậu lạnh hơn vùng xuôi, sương mù giăng kín trời. Cô nhân viên khách sạn bưng ra mấy tách trà nóng và một đĩa hạt dẻ còn bốc hơi sau khi thấy chúng tôi đã dùng xong bữa điểm tâm. Vừa đưa tách trà lên miệng, tôi nhận thấy một mùi vị thơm mát và rất đỗi quen thuộc thoảng nhẹ qua sống mũi tạo cảm giác thật dễ chịu. Nhấp một ngụm, thấy có vị chát ngọt, nơi đầu lưỡi.
Tôi bảo với anh em trong đoàn, đích thực đây là trà thái nguyên quê mình. Điều đáng nói là khi uống trà thái nguyên và nhâm nhi cùng với hạt dẻ Trung Khánh thì thấy thật tuyệt vời. Thế là ngay sau buổi sáng hôm đó, chúng tôi quyết định đi tìm hiểu thị trường chè thái nguyên và nhu cầu ẩm trà của người dân nơi mảnh đất xa xôi này. Điều đầu tiên mà chúng tôi biết được chính là trà thái nguyên đang chiếm tới trên 80% thị trường trà Cao Bằng. Gần như người dân, các cơ quan Nhà nước đều uống và tiếp khách bằng trà Thái Nguyên. Tại sao lại có điều đó? Phải chăng người Cao Bằng không trồng chè và các loại chè ở nơi khác không thâm nhập vào được mảnh đất này? Quả là phải tìm hiểu cặn kẽ mới thấy được nhiều điều thú vị. Trong 6 tỉnh vùng Việt Bắc (Cao – Bắc – Lạng, Thái – Tuyên - Hà), gần như tỉnh nào cũng trồng chè và có sản phẩm từ chè, riêng tỉnh Cao Bằng, cơ bản người dân không trồng chè, chỉ có một phần của huyện Nguyên Bình là trồng chè và có sản phẩm trà. Theo người dân địa phương thì trà Nguyên Bình khá ngon, được xem là đặc sản, nhưng vì diện tích không nhiều, nên giá thành cao và không đủ cung cấp cho thị trường. Bởi vậy, gần như người Cao Bằng không mấy khi được uống trà Nguyên Bình. Chúng tôi hỏi chuyện những người kinh doanh chè lâu năm ở T.P Cao Bằng thì được biết, do điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp nên sau nhiều lần trồng thử, người dân ở 12 huyện, thành khác trong tỉnh đều từ bỏ ý định làm chè.
Bà Sầm Thị Bẻn, phường Tân Giang, người đã có trên 20 năm kinh doanh chè Thái Nguyên ở T.P Cao Bằng cho biết: Sở dĩ người Cao Bằng chủ yếu chọn chè thái nguyên là bởi sản phẩm này có vị ngon đặc biệt, dễ uống, giá cả lại phù hợp. Hơn nữa, sản phẩm chè Thái có nhiều loại, từ thường thường bậc trung đến loại hảo hạng, mẫu mã đẹp, an toàn, có thể dùng uống trong gia đình và làm quà biếu rất thuận tiện. Người dân đã quen dùng chè Thái từ mấy chục năm nay nên thành thói quen, không muốn thay đổi. Thành ra các sản phẩm chè khác không mấy khi có người dùng. Còn chị Đào Thị Thuận, chuyên kinh doanh hàng khô và các sản phẩm trà trong chợ Xanh - chợ trung tâm của T.P Cao Bằng, tâm sự: Chúng tôi đã nhiều lần nhập các sản phẩm chè khác về bán nhưng rất ít người hỏi mua. Họ đến quầy chỉ tìm mua chè thái nguyên hoặc một số loại thảo dược uống thay trà như: Giảo cổ lam, cây lá đắng, Diệp hạ châu, trà đen, trà shan tuyết
Tuy thời gian khảo sát thực tế không nhiều, song cũng đủ để chúng tôi khẳng định, sản phẩm chè thái nguyên đang chiếm ưu thế rõ rệt trên thị trường nông sản Cao Bằng. Tại Siêu thị Cao Bằng, số 005, Hoàng Như, phường Hợp Giang, T.P Cao Bằng, chúng tôi thấy bày bán khá nhiều sản phẩm chè thái nguyên. Chủ yếu là chè xanh đóng gói ép chân không với các mẫu mã, kiểu dáng khá bắt mắt. Từ trà đặc sản của vùng chè Tân Cương, Trại Cài, La Bằng đến các vùng chè Phúc Tân, Minh Hợp đều được trưng bày, thu hút người mua. Chúng tôi thấy nhãn mác ghi tên một số cơ sở sản xuất chè có uy tín ở các vùng chè thái nguyên như: Cơ sở sản xuất trà xanh Trường Sơn, thị trấn Bắc Sơn (Phổ Yên); HTX chè an toàn Nguyên Việt, Trại Cài, xã Minh Lập (Đồng Hỷ); trà Hồng Thái, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên); HTX chè La Bằng, xã La Bằng (Đại Từ)…
Trong các chợ lớn, nhỏ của Cao Bằng, khu vực bán trà thái nguyên bao giờ cũng được bố trí ở những địa điểm dễ nhìn, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và nhiều khi không cần biển hiệu cũng thu hút được người mua hàng. Ví như chợ Xanh Cao Bằng, các quầy bán chè thái nguyên được quy hoạch thành khu vực riêng, nên người mua chè rất dễ tìm và có điều kiện chọn lựa các sản phẩm mình thích. Chị Hoàng Thị Mai, còn được gọi là Mai chè cho hay: Mỗi ngày, trung bình có từ 5-10 khách đến mua trà thái nguyên, số lượng từ 2 đến 3kg/ngày. Một số cửa hàng có khách quen hoặc các cơ quan, đơn vị đặt mua thì số lượng khá lớn có ngày lên tới vài chục kilogam. Điều đặc biệt ở Cao Bằng là chè thái nguyên được bày bán rộng rãi ở cả ngoài hành lang, vỉa hè giống như bất cứ một mặt hàng nông sản, thực phẩm ăn sẵn nào. Thường ở những vị trí này, chè Thái bán theo kg, khách muốn mua bao nhiêu dù nửa lạng hay cả chục cân đều có thể được đáp ứng. Người mua trà đến đây được mời uống thử trước khi quyết định mua loại trà nào phù hợp. Bà Nguyễn Thanh Huyền có người nhà làm chè ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) nói: Mỗi tháng, tôi đều về tận vùng chè đặc sản của Thái Nguyên để lấy trà lên bán. Vì thế có nhiều khách quen đặt hàng. Có lúc, khách đặt vài tạ về uống và phân phát cho người nhà, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.
Mùa này, ở Cao Bằng có ba mặt hàng đặc sản được du khách và người tiêu dùng quan tâm tìm mua là bánh khảo, hạt dẻ và chè thái nguyên. Hạt dẻ thì đến mùa mới có, còn chè Thái cũng giống như bánh khảo được bày bán quanh năm. Và tuy là đặc sản, nhưng chè Thái lại luôn gần gũi, chiếm được cảm tình, sự yêu mến, tin dùng của đông đảo người thưởng trà trên mảnh đất Cao Bằng giàu truyền thống cách mạng.
Công ty bán trà thái nguyên uy tín
Các tin khác
- Sao Trà Tân Cương Thái Nguyên Bằng Phương Pháp Thủ Công Truyền Thống 03/10/2024
- Kỹ Thuật Tưới Nước Tự Động Trà Tân Cương Thái Nguyên 01/10/2024
- Kỹ Thuật Hái Trà Tân Cương Thái Nguyên 30/09/2024
- Các nhận định về Trà Shan Tuyết cho người tiểu đường và sức khỏe 30/09/2024
- Trà sen là gì? Uống trà sen có giúp dễ ngủ không? Công dụng của trà sen? 27/09/2024
- Trà Hoa là gì? Lợi ích và các loại hoa làm trà tốt cho sức khỏe? 25/09/2024
- Giải đáp Lý do tại sao chè Thái Nguyên đắt hơn loại trà khác? 21/09/2024