Danh trà Thái Nguyên

19/05/2017
Danh trà Thái Nguyên

Tân Cương - Một xã nằm ở vùng trung du bán sơn địa của vùng Việt Bắc thuộc thành phố Thái Nguyên. Qua nhiều thế hệ, cái nghèo, cái đói, cái khổ, cùng nỗi cực nhọc vất vả của thế hệ cha ông. Đđã thôi thúc mọi người dân nơi đây vượt lên để làm nên một Tân Cương hôm nay. Trên bản đồ của thành phố Thái Nguyên, xã Tân Cương nằm ở phía Tây cách trung tâm hơn 10km. Tân Cương gắn với hai địa hình tiêu biểu và quen thuộc với bao người ấy là núi Guộc và sông Công, sông Công là một nhánh chính của sông Cầu. Đây vốn là một con sông nhỏ, hiền hòa, chảy giữa lòng Tân Cương đem đến cho Tân Cương một cấu trúc hài hòa của nền sản xuất nông nghiệp và không gian huyền thoại về mối tình nàng Công, chàng Cốc dường như cũng đem đến cho các nương chè một không khí cổ tích thấm đẫm tình đời.

Vì sao trà tân cương thái nguyên lại cho một chất lượng tuyệt hảo như vậy? hương vị trà thái nguyên dường như luôn tách ra đứng ở một vị trí riêng biệt. Các nhà khoa học chuyên ngành đã dành nhiều tâm huyết, thời gian và trí tuệ đi tìm câu trả lời trước một hiện tượng không đơn giản này. Những công trình nghiên cứu của khoa học hiện đại đã cơ bản thống nhất là chính yếu tố thổ nhưỡng và khí hậu có tính đặc thù đã làm nên giá trị phẩm chất của trà Tân Cương. Tuy nhiên đó mới chỉ là những yếu tố cần nhưng chưa đủ. Một trong những yếu tố quyết định để cho Tân Cương trở thành danh trà chính là nhờ bàn tay lao động tài hoa của người Tân Cương.

Cho đến thời điểm này, người dân Tân Cương làm nông nghiệp đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng dần diện tích trồng trà thái nguyên. Do vậy từ năm 2005 đến năm 2010, diện tích trồng chè tăng từ 400ha lên 450ha. Sản lượng búp khô đạt trên 1.100 tấn/năm. Giá trị thu nhập từ cây chè đạt 120 triệu đồng/ha/năm, có nhiều hộ thu nhập từ 350 đến 400 triệu đồng/ha/năm.Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,2 triệu đồng/năm. Từ cây chè, người dân đang từng bước xây dựng xã Tân Cương to đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Đường giao thông đã được bê tông hóa đến tận các xóm ngõ, những ngôi nhà khang trang mọc lên khắp nơi.

Có thể nói những gì mà Tân Cương có được hôm nay là phần nhiều là nhờ được hưởng lộc của thế hệ ông bà mình. Dân Tân Cương đời trước truyền cho đời sau lòng biết ơn người đã khai sinh ra xã mình. Đó là Ông Nghè Sổ. Ông Nghè Sổ tên thật là Nguyễn Đình Tuân, quê làng Trâu Lỗ nay thuộc xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh năm Đinh Mão (1867), đỗ đầu tiến sĩ khoa Tân Sửu (1901) đời vua Thành Thái. Sau đó được bổ nhiệm làm tuần phủ kiêm án sát của xứ Thái Nguyên lúc bấy giờ. Bởi Ông Nghè Sổ từng gợi ý và tạo điều kiện cho xã Tân Cương một hướng làm ăn mới bằng cách đưa cây chè về trồng. Người thực thi ý tuởng này là ông Vũ Văn Hiệt, tên thường gọi là ông Đội Năm. Ông sinh năm 1883, quê xã Bạch Xam huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Khai khẩn đất hoang, gây dựng cây chè trên vùng đất mới ông Đội Năm được người dân coi là ông tổ của nghề trà thái nguyên nơi đây.

Đối với cây trà thái nguyên thủa mới khai sơn mở đất ấy phải mất chừng 4-5 năm người trồng chè mới được thu hoạch. Điều suy nghĩ mang tính thời sự cho đến ngày nay là vì sao, người dân Tân Cương lại hăm hở bắt tay vào xây dựng một vùng chuyên canh cây công nghiệp hoàn toàn xa lạ với truyền thống canh tác của người nông dân? Câu trả lời chính là đằng sau tất cả những gian khổ, thách thức của thủa đầu tiên đi mở đất ấy là một cuộc bứt phá rất can trường của những người nông dân nơi đây. Đó là tuy họ vẫn ở trong thửa ruộng mà đã bắt đầu có tầm nhìn vượt thời gian khi đưa cây chè trở thành một thức uống đặc sản của người Việt.

Giống chè được trồng ở Tân Cương, theo tư liệu của Trại chè Phú Hộ thuộc tỉnh Phú Thọ là thuộc giống chè lá to và xanh được lấy từ huyện Thanh Ba. Đây là giống chè bản địa được chọn lọc và xác định là rất phù hợp với vùng trung du Bắc Bộ. Chè được trồng bằng hạt, thường trồng vào vụ Đông Xuân hàng năm. Mặc dầu ít học nhưng lớp cư dân tiền bối đó tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật canh tác thời bấy giờ. Chè được trồng theo khóm, mỗi khóm 4 cây xếp theo hình vuông, mỗi cạnh 20cm, hàng cách hàng cũng như khóm cách khóm từ 1,5 đến 2m tùy theo độ dốc. Kích thước trên được áp dụng cho tất cả mọi địa hình. Đồi trà thái nguyên ngày đó vuông vức, thẳng tắp như điểm binh. Do đất đai ngày đó rất màu mỡ, độ phì rất cao nên cây chè phát triển nhanh, chỉ 3, 4 năm khóm chè đã xòe tán rộng tới cả mét. Giữa các luống chè được trồng xen canh khoai, sắn, đậu, lạc... Cũng là một phương thức lấy ngắn nuôi dài.

Thời xưa công việc hái chè là do phụ nữ làm còn sao chè là phần việc của đàn ông. Chè hái về phải được để hong trong nhà, không được ủ đống. Chè phải được sao trong ngày mới không bị nồng. Nếu hái vào lúc trời mưa cũng làm cho chè giảm chất lượng. Đến công đoạn vò chè lại được giao cho phụ nữ. Lúc bấy giờ người ta chủ yếu vò chè bằng chân trên nong sau khi sao héo lần một. Sau khi chè đã xoăn dần mới chuyển sang vò bằng tay. Đến khi xao khô lại chuyển cho đàn ông sao trên chảo. Đây là giai đoạn quyết định chè có ngon và cánh có đẹp hay không. Chè có thơm ngon, vị đượm hay không ở giai đoạn này phụ thuộc vào việc cảm nhận nhiệt của người xao chè. Giai đoạn đánh mốc lấy hương cũng thuộc về tay nghề, tài nghệ của mỗi người. Chảo lấy hương thường là chảo cỡ nhỏ, sao trên than củi đang nguội dần.

Trà Đinh Ngọc Tiến Vua - Hiện là dòng sản phẩm trà tân cương thái nguyên ngon nhất, hay còn gọi là Đệ Nhất Trà

Thường sau khi sao khô phải để chè nguội rồi mới đánh mốc, lấy hương thì chè mới không bị nổ hoa sói hoặc có mùi oi khói. Bàn tay lấy hương trà được ví như chiếc hàn thử biểu, cần có sự điều chỉnh độ nóng của lửa để cho một nhiệt độ phù hợp trong lòng chảo.

Thật lạ,vài ba thập niên đầu tiên trên vùng trà thái nguyên, người Tân Cương thời đó hầu như không uống trà mặc dầu bàn tay họ làm ra trà. Có nhiều cách lý giải hiện tượng xã hội này. Có người cho rằng do hoàn cảnh khó khăn cần chắt chiu sản phẩm, có người cho đó là bản chất tằn tiện của nông dân. Hiện tượng trên bắt đầu thay đổi khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Lớp người từ các đô thị tản cư đổ về Tân Cương. Đến thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ 20, người trồng trà tân cương thái nguyên đã nhận thấy muốn nâng cao năng suất và phẩm chất chè phải tăng mật độ chè, chống xói mòn va øchuyển sang phương thức thâm canh. Quá trình lao động là một quá trình cải tiến không ngừng công cụ sản xuất. Tuy nhiên riêng việc thu hái chè vẫn phải hái thủ công. Từ lâu, công đoạn hái chè hầu hết đều dành cho phụ nữ. Tuy không nặng nhọc nhưng việc hái chè lại đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Thông thường đối với chế biến chè xanh, kỹ thuật hái búp chè là “một tôm hai lá, một cá hai chừa” để cây chè vẫn đảm bảo tái sinh và phẩm cấp đạt yêu cầu chế biến. Nhưng do yêu cầu của kinh tế hàng hóa và nhu cầu của khách hàng, người sản xuất chỉ hái “một tôm” để làm ra loại chè đặc sản có giá cao gấp nhiều lần trà thông thường. Loại chè ấy có cái tên khá ngộ nghĩnh là chè đinh.

Gần một thế kỷ trước khi đưa giống chè Phú Thọ vào canh tác trên đất Tân Cương, có lẽ ông Đội Năm đã tiên đoán loại trà thái nguyên này rất trường thọ. Ngày nay người người, nhà nhà ở đất Tân Cương đã và đang nối nghiệp trà thái nguyên luôn ghi ơn các bậc trưởng bối. Người đã chọn đất, đất đã ưa thì cây cứ hồn nhiên sinh tồn và phát triển, dù trang sử thời cuộc hay thân phận của mỗi con người có lúc thịnh, lúc suy. Với những gì quý báu đang được kế thừa chắc chắn nghiệp chè vẫn cứ phát triển và trường tồn mãi mãi, để nơi đây xứng danh là “ Đệ nhất danh trà của Thái Nguyên”.

Video giới thiệu Tân Cương Xanh - công ty hàng đầu trong sản xuất phân phối trà thái nguyên chính hiệu

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo