-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đề án sản xuất chè Thái Nguyên đạt kết quả khả quan
27/04/2017
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 19.100 ha chè, trong đó gần 17.300 ha chè trong giai đoạn kinh doanh, năng suất đạt khoảng 111 tạ/ha, sản lượng trên 191.000 tấn búp tươi; 80% diện tích ha chè thái nguyên đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng VietGAP; giá trị sản xuất đạt Chè thái nguyên 91 triệu đồng/
Có được kết quả này là nhờ Đề án “Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”.
Theo TTXVN, ngay từ khi triển khai Đề án, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành hàng loạt chính sách khuyến nông cho cây chè thái nguyên như thực hiện trợ giá giống chè cho diện tích trồng mới và trồng lại chè có năng suất cao, chất lượng tốt, mức trợ giá từ 30-100%. Các giống chè thái nguyên đều đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
Trong 3 năm triển khai Đề án, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới được 1.354 ha và trồng thay thế 2.557 ha. Hầu hết diện tích được trồng là giống chè chất lượng cao, được nhân giống bằng phương pháp giâm cành như giống chè LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên... Việc trồng lại chè được thực hiện đối với những diện tích chè trung du già cỗi. Cơ cấu giống chè cải thiện theo hướng giảm dần diện tích chè trung du, nâng diện tích chè giống mới.
Tại những vùng trồng chè, người dân đã biết xây dựng các vùng sản xuất chè theo hướng an toàn. Thái Nguyên hiện có 29 mô hình sản xuất chè VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Những mô hình này góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Mô hình cũng giúp sản phẩm chè búp khô không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng tiêu thụ lớn hơn so với sản phẩm chè sản xuất theo quy trình thông thường. Hiện, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè được tỉnh Thái Nguyên quan tâm và nhân rộng trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 436 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể trà thái nguyên
Với mục tiêu đến năm 2015, Thái Nguyên sẽ đưa năng suất chè lên 12 tấn/ha và sản lượng đạt 200.000 tấn chè búp tươi, ngành chè thái nguyên tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi; nâng cấp, hiện đại hóa các nhà máy chế biến theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm chè; chế biến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất cũng được đẩy mạnh .
Các tin khác
- Trà Sen Ngọc Tỉnh Liên, Hương Vị Của Mọi Nhà 28/10/2024
- Chè Thái Nguyên Ngon Nhất Giá Bao Nhiêu 27/10/2024
- Phân biệt các loại trà trong pha chế – Bí quyết chọn lựa nguyên liệu hoàn hảo 25/10/2024
- Khi sấy trà sen cần lưu ý điều gì? Cách bảo quản trà hiệu quả nhất cho người dùng? 23/10/2024
- Tên gọi trà sen Tây Hồ có từ đâu? Uống trà sen Hồ Tây ở đâu là chuẩn vị và hợp gu? 23/10/2024
- Trà sen, tinh hoa của đất trời và cách làm trà sen cổ truyền Việt Nam 21/10/2024
- Trà nõn Tôm là trà gì? Cách nhận biết, cách làm trà nõn tôm chuẩn vị như thế nào? 21/10/2024