-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đột phá cho phát triển ngành chè là khâu tổ chức
06/05/2017
Kim ngạch xuất khẩu trà Việt Nam năm 2019 khoảng 300 triệu USD. Để đột phá về nghành trà thì cần phát triển mạnh khâu tổ chức
Đó là khẳng định của TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp (Bộ NN&PTNNT) về những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển bền vững ngành chè thái nguyên Việt Nam.
Chè Thái Nguyên - Thương hiệu trà Việt Nam danh tiếng
Theo ông thì đâu là những vấn đề tồn tại hiện nay của ngành chè Việt Nam?
- Tôi có thể nói ngay rằng ngành chè Việt Nam hiện có rất nhiều vấn đề tồn tại. Giống có vấn đề, tuổi vườn chè có vấn đề. Rồi vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng. Rồi thì cả cơ giới, thu hoạch. Tất cả những điều này làm cho giá chè Việt Nam luôn nằm ở mức thấp nhất thế giới. Điều này không phản ánh đúng tiềm năng thực lực của Việt Nam.
Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở các khâu kỹ thuật đó. Nếu chúng ta chỉ quan tâm xử lý từng khâu thì sẽ không đi đến đâu cả. Nếu người sản xuất tốt nhưng người chế biến không tốt cũng hỏng, lô chè này tốt nhưng lô sau không tốt cũng hỏng. Toàn bộ công lao người làm tốt mất đi mà người làm xấu không việc gì.
Đó cũng chính là yếu tố động lực kéo trì hoãn toàn bộ chuỗi giá trị cho chè Việt Nam xuống thấp nhất.
Khâu đột phá theo tôi phải làm từ khâu tổ chức để mọi người có được động lực để ai làm tốt thì được thưởng, ai làm xấu thì bị phạt và hình phạt cao nhất là bị loại khỏi chuỗi giá trị. Chỉ khi nào trong toàn bộ ngành hàng có sự gắn bó được với nhau, tin tưởng nhau, ràng buộc nhau thì chúng ta mới xử lý được toàn bộ các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường để bảo đảm chất lượng cho ngành chè Việt Nam.
Hiện nay đang có một vấn đề là giá của trà thái nguyên nội tiêu gấp 5 lần chè xuất khẩu. Theo ông thì đâu là nguyên nhân của vấn đề, do người dùng có nhu cầu cao hoặc do xuất khẩu kém đi hay Việt Nam cố đẩy giá xuất khẩu thấp xuống?
Tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực chè nhưng tôi nghĩ thị trường trong nước có tiềm năng rất to lớn, nhất là thị trường chất lượng cao, thị trường có đòi hỏi mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhưng chúng ta chưa chú trọng đúng mức thị trường này. Trước hết là chế biến, chuỗi giá trị rồi thương hiệu, hệ thống phân phối, tiếp thị vẫn chưa hướng vào thị trường trong nước.
Tôi nghĩ với tiềm năng thị trường 80- 90 triệu dân rồi mức sống ngày càng cao thì triển vọng sử dụng chè chất lượng cao, với giá cao trong nước có triển vọng rất to lớn. Chỉ có điều chúng ta phải tập trung đúng mức cho việc đầu tư.
Trường hợp này cũng tương tự với ngành hàng cà phê. Trước đây ta không có thói quen uống cà phê nhưng rồi thói quen, thị hiếu đó đó lan dần từ miền Trung, miền Nam ra rồi lan về nông thôn, đi tới những tầng lớp xã hội khác nhau. Ngành chè có thế mạnh hơn, cổ truyền hơn, đúng thị hiếu của người Việt Nam hơn. Nếu chúng ta chú ý đúng mức thì thị trường chè trong nước rất có tiềm năng và là bàn đạp để chúng ta tiến ra các thị trường xuất khẩu khác.
Hiện nay Việt Nam đang đàm phán với các nước về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP). Ông nhìn nhận thế nào về những cơ hội và thách thức với ngành chè Việt Nam khi tham gia TPP?
Tôi cho rằng cùng với cơ hội thì thách thức mở ra từ TPP sẽ rất lớn. Những thị trường quen dùng chè như Trung Quốc, Nhật Bản sẽ mở ra. Tuy nhiên gần như đồng thời thì các sản phẩm chè của các nước khác cũng sẽ được đưa sang thị trường Việt Nam với mức độ cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Rõ ràng cách đi duy nhất của chúng ta là hướng về tiêu chuẩn chất lượng. Phải bảo đảm chất lượng thật tốt, nhất là vào những thị trường khó tính, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải kéo xuống mức tối thiểu. Rồi thị hiếu ở những thị trường mới ở đó có cách uống chè khác với Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu thị trường, cách thức thâm nhập, cách tiếp thị và phân phối cũng rất cần được đặt ra song song với quá trình đàm phán.
Các tin khác
- Trà Sen Ngọc Tỉnh Liên, Hương Vị Của Mọi Nhà 28/10/2024
- Chè Thái Nguyên Ngon Nhất Giá Bao Nhiêu 27/10/2024
- Phân biệt các loại trà trong pha chế – Bí quyết chọn lựa nguyên liệu hoàn hảo 25/10/2024
- Khi sấy trà sen cần lưu ý điều gì? Cách bảo quản trà hiệu quả nhất cho người dùng? 23/10/2024
- Tên gọi trà sen Tây Hồ có từ đâu? Uống trà sen Hồ Tây ở đâu là chuẩn vị và hợp gu? 23/10/2024
- Trà sen, tinh hoa của đất trời và cách làm trà sen cổ truyền Việt Nam 21/10/2024
- Trà nõn Tôm là trà gì? Cách nhận biết, cách làm trà nõn tôm chuẩn vị như thế nào? 21/10/2024