-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Khai thác tiềm năng vùng chè đặc sản Phúc Thuận
04/05/2017
Cây chè ở đã trở thành cây trồng chủ lực giải quyết việc làm cho hàng ngàn người và giữ vai trò chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng.
Cây chè đã có mặt trên đất Phúc Thuận cách đây trên 60 năm, thời gian đầu chè đã được trồng, sản xuất, chế biến ở Nông trường Bắc Sơn và Nhà máy chè Quân Chu nhưng diện tích chè khi đó chỉ có khoảng 100 ha. Những năm sau cây chè đã phát triển sang các xã Minh Đức, Phúc Tân và Thành Công. Cây chè thái nguyên ở đã trở thành cây trồng chủ lực giải quyết việc làm cho hàng ngàn người và giữ vai trò chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng. Do điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng của vùng chè Phúc Thuận cũng khá tương đồng với vùng chè Tân Cương nên chè Phúc Thuận có hương thơm vị đậm, ngọt nước và “có hậu”. Tại đây có những đồi chè, vườn chè cao sản, đặc biệt là chè bãi soi cho năng xuất cao và chất lượng tốt. Cây chè ở Phúc Thuận hội tụ đủ các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững cho một vùng chè đặc sản của huyện Phổ Yên và của tỉnh.
Huyện Phổ Yên hiện có 1800ha chè, trong đó 40% diện tích chè cành. Xã Phúc Thuận là địa phương có diện tích chè lớn chiếm gần 1/3 diện tích chè của toàn huyện. Từ năm 2008 trở lại đây, người dân đã chuyển đổi các giống chè cành cho năng suất cao trồng thay thế giống chè trung du năng truyền thống. Cùng với đó, bà con cũng từng bước áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Đến nay, toàn xã Phúc Thuận có diện tích trồng chè gần 600ha, trong có trên 60% diện tích là chè giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay người dân chuyển từ chè hạt sang trồng các giống chè lai LDP1, TRI 777, Kim tuyên, Phúc vân tiên, chè Bát Tiên... Người trồng chè cho biết, chè giống mới cho năng suất và giá thành gấp 1.5 đến 2 lần chè Trung du. Với truyền thống trồng chè, cây chè là cây mang lại cuộc sống ổn định cho người nông dân Phúc Thuận; toàn xã có 15/15 xóm đều tham gia trồng và chế biến chè. Sản lượng bình quân đạt hơn 100 tạ/1ha cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Cây chè đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã Phúc Thuận, trước đây chè là cây xóa đói giảm nghèo thì nay đã dần trở thành cây làm giầu của người dân nơi đây; nhiều hộ gia đình có 3 thế hệ sinh sống bằng cây chè. Xã Phúc thuận có 8/8 làng nghề trồng và chế biến chè đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề chè truyền thống; đây sẽ là nguồn khích lệ những người trồng chè tiếp cận với điều kiện tốt hơn về giống, khoa học kỹ thuật nhằm xây dựng sản phẩm chè an toàn có thương hiệu, hướng tới thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước và quốc tế. Sản phẩm chè Phúc Thuận còn được người tiêu dùng trong nước và Quốc tế biết Với nguồn nguyên liệu chè tươi được thu hái tại địa phương được chế biến với dây truyền công nghệ hiện đại đã đem lại một sản phẩm trà an toàn, có giá trị kinh tế cao cho cây chè thái nguyên nơi đây.
Nông dân Phúc Thuận thu hái chè
Nghị quyết của Đảng bộ xã Phúc Thuận lần thứ XVI xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phấn đấu đến 2015 diện tích vườn chè đạt 600ha, trong đó có 60% giống chè mới có năng xuất và chất lượng cao. Giá trị thương phẩm của chè PhúcThuận còn thấp chưa tương xứng với chất lượng sản phẩm và công sức người lao động bỏ ra; nguyên nhân chính là do chè Phúc Thuận chưa có thương hiệu nên việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, không có thị trường ổn định, việc tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào các thương lái. Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của phòng nông nghiệp huyện và dự án QSEAP đã phổ biến cho người dân về kỹ thuật chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chẩn VietGap nên năng xuất và chất lượng chè được nâng cao, làm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế từ cây chè. Từ năm 2008 đến nay, xã Phúc Thuận đã đề ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục và phát triển diện tích chè; đến nay, diện tích chè cành, chè giống mới của xã chiếm gần 50%, góp phần đưa năng suất lên chè của toàn xã tăng từ 75 tạ/ha lên hơn 100 tạ/ha so với năm 2008; xã Phúc Thuận là địa phương được Ban quản lý Dự án QSEAP- Thái Nguyên và Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện chọn làm điểm để thực hiện mở rộng mô hình sản xuất chè sạch theo quy trình VietGap với quy mô gần 40ha.
Với những ưu đãi về thiên nhiên, thổ nhưỡng vùng nguyên liệu chè Phúc Thuận có nhiều tiềm năng, thế mạnh của vùng chè đặc sản. Để phát triển cây chè Phúc Thuận thành vùng chè đặc sản của tỉnh, mang lại giá trị kinh tế cao thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến tại địa phương và người trồng chè; phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm chè; cần có những giải pháp phù hợp để mở rộng nguồn nguyên liệu sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ mà trước hết là đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản liên vùng ở trong huyện. Địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện chăm sóc thâm canh cây chè theo hướng an toàn nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, với mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và bảo vệ môi trường; đồng thời, cần phát huy nội lực và kêu gọi sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Phúc Thuận, tiếp tục đẩy mạnh và phát huy văn hóa truyền thống làng nghề trà thái nguyên , tăng cường công tác quảng bá giới thiệu để thương hiệu và sản phẩm chè Phúc Thuận ngày một vươn xa.
Các tin khác
- Hộp Trà Thái Nguyên, Món Quà Tết Ất Tỵ Sang Trọng 12/12/2024
- Tác dụng của Chất EGCG trong Trà Thái Nguyên với Sức Khỏe Con Người 11/12/2024
- Trà Ướp Bông Sen Ngọc Tỉnh Liên – Hương Vị Tinh Hoa Của Đất Việt 11/12/2024
- Quà Tặng Doanh Nghiệp Bằng Hộp Trà Thái Nguyên Tân Cương Xanh – Lựa Chọn Hoàn Hảo Để Gắn Kết Thành Công 04/12/2024
- Hộp Trà Thái Nguyên – Món Quà Tết Sang Trọng Dành Cho Doanh Nghiệp 03/12/2024
- Vì sao uống trà lại bị mất ngủ? Bí quyết về cách uống trà không mất ngủ? 03/12/2024
- Trà Đinh ướp sen là gì? Cách làm trà Đinh ướp sen chuẩn nghệ nhân? 02/12/2024