Muốn làm giầu phải sản xuất chè thái nguyên sạch

13/05/2017
Muốn làm giầu phải sản xuất chè thái nguyên sạch

Nguyên và các tỉnh có thế mạnh về chè thái nguyên trong cả nước đã thống nhất ở điểm chung này để định hướng cho địa phương mình thực hiện trong những năm tới. Hội thảo có sự tham dự Hiệp hội chè Việt Nam, các nhà khoa học, Nhà sử học, các đại biểu các tỉnh trồng chè, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè trong và ngoài tỉnh, các vị khách quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau, đại diện Ủy ban chè thế giới, Ủy ban chè Châu Âu.

Đồng chí Đặng Viết Thuần, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh. Trưởng BTC Liên hoan điều hành Hội thảo quốc tế về cây chè thái nguyên

Tại hội thảo quốc tế này, đại diện tỉnh Thái Nguyên đã giới thiệu những nét khái quát nhất về lịch sử cây chè, công tác trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ chè. Bài giới thiệu đã nhấn mạnh: Thái Nguyên là vùng sản xuất chè nổi tiếng của Việt Nam. Xét về diện tích, Thái Nguyên là vùng chè lớn thứ 2 cả nước ( trên 17.000 ha) sau tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng, Thái Nguyên lại là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng chè thái nguyênvới gần 172.000 tấn/năm. Điều đặc biệt hơn tại 9/9 huyện thành thị của Thái Nguyên, người dân đều tham gia trồng và chế biến chè. Chè thái nguyên có thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về chất đất, khí hậu thích hợp cộng với đó người dân làm chè có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo lên những sản phẩm trà cánh đẹp, hương thơm, vị cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng mà không nơi nào có được. Một thông tin đáng mừng với Thái Nguyên là ngày 10/11/2011, tỉnh Thái Nguyên đã chính thức là tỉnh đàu tiên của Việt nam có sản phẩm chè được chứng nhận và gắn Logo Utz Certified. Đây là sản phẩm chè an toàn được kiểm soát từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, có thực hiện truy nguyên nguồn gốc, được ký kết bao tiêu sản phẩm.

Sản xuất chè thái nguyên sạch

Nghề sản xuất chè ở Thái Nguyên đã tích tụ hàng trăm năm nay đã tạo thành những làng nghề sản xuất chè truyền thống. Từ năm 2008 đến năm 2011 Thái Nguyên đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND tỉnh ra quyết định công nhận làng nghề. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010, số lao động của các làng nghề vào khoảng 35.900 người.

Nhận thức rõ vai trò của việc sản xuất chè an toàn có ý nghĩa sống còn đối với cây chè, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế như: VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…Cũng vì thế 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè sạch, chè xanh cao cấp, tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Sản lượng trà thái nguyên đạt trên 172.000 tấn năm.

Thực tế cho thấy cây chè thái nguyên vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển cả về diện tích cũng như tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm trà so với hiện tại. Trong khuôn khổ diễn ra trong một ngày 13/11, hội thảo đã có 6 ý kiến đại biểu trong nước, 6 ý kiến đại biểu quốc tế phát biểu về cây chè. Các ý kiến đã làm rõ những thế mạnh của cây chè, xu hướng phát triển cây chè trong tương lai. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trồng, chế biến chè, nhu cầu và thị hiếu của người dùng trà trong nước và thế giới đối với sản phẩm trà và cách thức tiếp cận thị trường tiêu thụ trà trên thế giới. Hội thảo đã cho thấy nhu cầu hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè giữa các doanh nghiệp, giữa các tỉnh, các nước trên thế giới.

Đối với tỉnh Thái Nguyên – Vùng chè nổi tiếng; tại Hội thảo này đã có nhiều ý kiến tâm huyết với ngành chè của tỉnh. Ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp Hội chè Việt Nam khẳng định:Ở Việt Nam, nói đến chè ngon, người ta sẽ nghĩ ngay đến chè Thái Nguyên. Chất lượng chè Thái đã được khẳng định không chỉ trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế. Chè Thái Nguyên đã chinh phục được một số thị trường khó tính như Đài Loan, Đức, Pakistan. Đây là một trong những lợi thế để Thái Nguyên có thể xuất khẩu chè với số lượng lớn trong tương lai, góp phần nâng cao cuộc sống của người trồng chè. Tuy nhiên, giá trị thu được từ chè vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Đa phần, các sản phẩm trà xuất khẩu ra nước ngoài vẫn chỉ là chè đen, chưa có các sản phẩm trà xanh. Do vậy, Thái Nguyên cần xây dựng các vùng nguyên liệu vùng chè tập trung để có thể sản xuất ra được nhiều loại trà khác nhau cung cấp cho thị trường các nước trên thế giới.

Các đại biểu khách quốc tế tham dự hội thảo.

Bà Barbara Dufrene, Tổng thư ký Ủy ban Chè Châu âu, Biên tập viên Tạp chí Chè và Cà phê (Pháp) cho rằng: Theo tôi, chè thái nguyên có nhiều ưu điểm, hình thức đẹp, chất lượng ngon, tuy nhiên cái yếu nhất của các bạn là thiếu những thông tin cơ bản về sản phẩm trà; Đặc biệt là phải làm cho người dùng chè nắm được quy trình sản xuất sạch. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người nước ngoài khác muốn được hiểu nhiều hơn nữa về chè Thái Nguyên. Đây cũng là cơ hội để chè thái nguyên được thị trường quốc tế biết đến nhiều hơn. Do đó, các bạn cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để mọi người biết đến chè Thái Nguyên cũng như chất lượng sản phẩm trà nơi đây. Ông Manujia Peiris, Giám đốc điều hành, Ủy ban chè thế giới đánh giá: Tôi cũng đã được đi thực tế tại một số vùng chè nổi tiếng của các bạn. Cảm nhận của tôi là các vùng chè ở Thái Nguyên đều rất đẹp, người dân làm chè cần cù, chăm chỉ, chịu khó. Qua đi thực tế tại đây, tôi thấy Thái Nguyên có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển cây chè, có thể xuất khẩu trà thái nguyên với số lượng lớn ra các nước trên thế giới. Theo đó, các thị trường các bạn nên chú ý tới là các nước Trung Đông, Mỹ, Ma - Rốc, Malaysia, UKraine... Đặc biệt, qua con số chúng tôi nắm được, Châu phi cũng là một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn bởi vậy, Thái Nguyên nên tìm kiếm cơ hội để quảng bá và đưa sản phẩm trà đến với khu vực này…

Thái Nguyên giới thiệu ẩm thực trà , đến đông đảo khách trong nước và quốc tế.

Từ diễn đàn của Hội thảo này, ngành chè Việt Nam, Thái Nguyên thể hiện một mong muốn, người tiêu dùng hiểu sâu sắc hơn nữa về cây chè, cùng các sản phẩm của nó là Trà mà từ lâu con người đã sử dụng như một thức uống, vừa như một dược liệu quý, bồi bổ sức khỏe , làm cho tinh thần sảng khoái, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật nguy hiểm cho con người. Qua đây, chúng ta được hiểu thêm về nghệ thuật và thói quen uống trà của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia. Từ diễn đàn của Hội thảo, những người tham dự được bàn thảo về cách thức hợp tác nghiên cứu và định hướng phát triển cây chè; xây dựng thương hiệu và thị trường cho ngành chè Việt Nam để hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn. Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức đã rút ra những nội dung quan trong được coi là hướng đi của ngành sản xuất chè trong nước nói chung và của Thái Nguyên nói riêng. Những nội dung quan trọng được giới nghiên cứu, các nhà quản lý, doanh nghiệp quan tâm đó là: Phải sản xuất chè sạch, chè an toàn, sản phẩm chè Olong sẽ là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, trong sản xuất và tiêu thụ phải quan tâm chất lượng và mẫu mã đi kèm với đó là công nghệ bảo quản; nhu cầu dùng chè của người dân trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng vì chè là thức uống có lợi cho sức khỏe. Các tỉnh có chè và mỗi quốc gia có chè cần quảng bá văn hóa trà rộng rãi hơn để văn hóa trà là nhu cầu tìm hiểu của người dân trên toàn thế giới

Trà Nương biểu diễn nghệ thuật pha trà tại Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên Việt Nam năm 2011.

Có thể nói, hội thảo quốc tế về cây chè thái nguyên được tổ chức tại Thái Nguyên đã thành công ngoài mong đợi của của nhiều người trong đó có Ban tổ chức cũng như các vị khách trong nước và quốc tế. Đúng như mục đích của hội thảo đây là diễn đàn quan trọng và thiết thực để ngành chè Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng giới thiệu về cây chè, để ngành sản xuất chè có cái nhìn vừa bao quát, vừa cụ thể từ đó có hành động thiết thực góp phần nâng cao vị thế cây chè trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu quốc tế trong sản xuất chè sạch, chè an toàn – đó là con đường phát triển của ngành chè thái nguyên trong thời kỳ hội nhập .

Tân Cương Xanh - hệ thống cửa hàng trà Việt Nam thượng hạng

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo