Nâng cao chất lượng, uy tín của Chè Thái Nguyên

04/05/2017
Nâng cao chất lượng, uy tín của Chè Thái Nguyên

Chè Thái Nguyên rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên chè không rõ nguồn gốc xuất xử lại là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng tiêu thụ chè, gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của những người trồng chè. Đồng thời ảnh hưởng tới kinh tế của người trồng và kinh doanh chè, sức khỏe của những người tiêu dùng. Vì vậy tỉnh Thái nguyên đẩy mạnh nhằm Nâng cao chất lượng, uy tín của chè thái nguyên ngon.

Nâng cao chất lượng, uy tín của Chè Thái Nguyên

Để có được "thương hiệu" cho chè Thái Nguyên, người làm chè nơi đây phải tuân thủ một quy trình khép kín từ khâu chọn cây giống, cách chăm sóc đến công nghệ chế biến, quản lý chất lượng và quản lý sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, trong những năm qua do chưa được chú trọng đầu tư đúng mức tới kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm chè, nên chất lượng sản phẩm không ổn định.

Theo bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội Chè tỉnh Thái Nguyên, những năm gần đây, diện tích và năng suất chè trong tỉnh đã tăng đáng kể, chất lượng giống được quản lý tốt, đa số người làm chè đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, công nghệ chế biến chè của Thái Nguyên vẫn còn lạc hậu, phân tán, chế biến thủ công quá nhiều (chiếm 58% sản lượng). Do vậy, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó kiểm soát, các sản phẩm chè chưa đa dạng, mẫu mã đơn giản, thậm chí cùng chất lượng như nhau, nhưng lại có nhiều loại bao bì khác nhau. Các nhà máy chế biến chè công nghiệp chưa khai thác hết công suất, vào thời vụ sản xuất (từ tháng 5 đến tháng 11) chỉ có gần 1/3 doanh nghiệp khai thác được hết công suất của dây chuyền sản xuất, còn lại chỉ đạt 60% công suất do không mua đủ được nguyên liệu. Số doanh nghiệp sản xuất chè đen còn nhiều, đa số các nhà máy, doanh nghiệp chế biến chưa coi trọng tới hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Hầu hết hệ thống máy móc, thiết bị đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Liên Xô (cũ)...; đầu tư trùng lặp (chế biến cả chè đen và chè xanh) nên không đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

Nâng cao chất lượng uy tín của trà thái nguyên

Nhận thức rõ vai trò của việc sản xuất chè an toàn có ý nghĩa sống còn đối với cây chè, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế như: VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified… để 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè sạch, chè thái nguyên xanh cao cấp, tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Chè Thái Nguyên đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, do Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đứng tên chủ sở hữu. Chè được trồng ở các huyện/thành/thị trong tỉnh. Mỗi huyện, mỗi hộ dân trồng một giống chè khác nhau, cách canh tác, thời điểm thu hoạch, cách chế biến chè cũng khác nhau. Những sản phẩm này lại dùng chung một nhãn hiệu “Chè Thái Nguyên”. Điều này có thể khiến người tiêu dùng băn khoăn khi lựa chọn trà thái nguyên

Hôm nay mua được một túi “chè Thái Nguyên” ưng ý, đến hôm sau mua “chè Thái Nguyên” thì lại có chất lượng khác. Các cơ quan quản lý cần thiết lập hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể ngay từ đầu để tránh việc đăng ký tràn lan mà không quản lý được. Đồng thời, những hiệp hội, hội ngành nghề có nhãn hiệu tập thể cần giám sát xem thành viên của mình sử dụng như thế nào, có tuân thủ các điều kiện sử dụng hay không? Ngoài ra còn phải kiểm soát thị trường chống hàng giả, đồng thời phải có những biện pháp và chế tài trong việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ trong hoạt động thương mại.

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo