-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nâng cao giá trị ngành chè thái nguyên như thế nào?
24/04/2017
Diện tích trồng chè thái nguyên ngày càng được mở rộng, tuy nhiên lại không mang lại lợi nhuận cho những người trồng và chế biến che thai nguyen nhiều lắm, nếu như không muốn nói là đang làm giảm sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế tỉnh Thái Nguyên cần có biện pháp nâng cao giá trị ngành che thai nguyen .
Trước khi đề ra biện pháp cải thiện tình hình sản xuất chè thái nguyên thì Tỉnh ủy cũng cần lắm được thực trạng của ngành chè thái nguyên trong mấy năm gần đây để có kế hoạch cải thiện tình trạng đó hợp lý nhất.
Thực trạng ngành chè thái nguyên năm 2014
Năm 2014, xuất khẩu chè Thái Nguyên của nước ta tiếp tục sụt giảm về sản lượng và giá cả. Hiện, chè Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu (XK) chè nhưng giá trị mà ngành hàng này thu lại không cao. Người nông dân không khỏi lo lắng về vấn đề nâng cao giá trị xuất khẩu cho Chè Thái Nguyên và chè Việt Nam nói chung?
Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại, nông lâm thổ sản và nghề muối Đoàn Xuân Hòa, cho biết, hiện tại chè Thái Nguyên và chè Việt Nam vẫn đang làm giàu cho các thương hiệu chè ngoại, còn lợi nhuận của người trồng chè thì gần như là không có . Nguyên nhân chủ yếu là do nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu chè thô cho các thương hiệu chè, để họ sản xuất thành thương hiệu của nó mà sản lượng chè thành phẩm rất ít, các thương hiệu chè Việt lại càng ít.
Theo các chuyên gia, thực tế là ngành chè Việt Nam đang “có vấn đề” từ giống, tuổi vườn chè, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, chế biến, thu hoạch và sau thu hoạch. Chính vì khó khă này đã dẫn tới cả quy trình giá trị sản xuất, xuất khẩu chè Việt Nam xuống thấp.
Ngoài ra, che thai nguyen và ngành chè nói chung đang bộc lộ nhiều bất cập ở cả 3 công đoạn trồng, chế biến và tiêu thụ. 70% diện tích cây chè được trồng bởi các nông hộ nhỏ nên chất lượng chè không đồng đều và khó kiểm soát. Số diện tích chè được áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP giảm do nông dân không thấy hiệu quả . Nhiều nhà máy chế biến chè mọc lên mà ko được sử dụng do sản lượng chè giảm dần. Gần 3/4 số nhà máy có công suất không đến 1 tấn/ngày và chỉ có 5% số nhà máy có vùng nguyên liệu riêng nên thường xuyên xảy ra tình trạng mua tranh bán cướp.
Cần có Quy hoạch lại vùng trồng chè Thái Nguyên
Theo các chuyên gia, trà Thái Nguyên và chè Việt Nam nói chung cần tiến hành quy hoạch vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng. Nhà máy chế biến chè cũng cần phải quy hoạch theo hướng tinh giảm, chọn lọc. Nhà máy chế biến phải có liên kết với vùng nguyên liệu và nghiêm chỉnh áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cho từ nhân viên đến máy móc.
Đặc biệt, Nhà nước nên có chính sách cải thiện cho các doanh nghiệp chè và nông dân liên kết, nông dân có thể mua cổ phần trong nhà máy chè, làm chủ sản phẩm chè xuất khẩu. Cuối cùng, ngành chè cần tái cơ cấu lại theo hướng thị trường, tức là trồng và sản xuất chè theo nhu cầu và được quyết định bởi thị trường. Làm được điều này, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên mới được nâng lên.
Các tin khác
- Có nên uống trà xanh Thái Nguyên hàng ngày? Những điều nên và không nên khi sử dụng trà xanh Thái Nguyên để tốt cho sức khỏe 07/01/2025
- Những lợi ích sức khỏe từ trà xanh Thái Nguyên 07/01/2025
- Nguồn gốc và phân loại các dòng trà Shan tuyết 05/01/2025
- Khám phá trà shan tuyết - Bí quyết tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ món quà thiên nhiên quý giá 05/01/2025
- Trà đinh là gì? Cách lựa chọn trà đinh ngon nhất, chuẩn vị nhất 05/01/2025
- Hộp Trà Thái Nguyên - Quà Tặng Sang Trọng, Ý Nghĩa 03/01/2025
- Tiêu chí chọn trà ngon, chuẩn vị, phù hợp với mục đích sử dụng 01/01/2025