-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nâng cao kiến thức trồng chè thái nguyên
21/07/2017
Tinh Thái Nguyên đang từng bước đẩy mạnh nâng cao kiến thức trồng che thai nguyen trong tỉnh nhằm đảm bảo chất lượng cũng như năng suất của ngành trồng chè .
Ông Nguyễn Đức Cường, hộ có hơn 5.000 m2 chè cho biết thêm, tham gia CLB, người trồng chè được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật về SX, chế biến chè an toàn, cách quảng bá thương hiệu sản phẩm. Đơn giản như việc cân đối giữa các loại phân bón lân, ka li, đạm… để bón cho cây chè phát triển phù hợp với từng giai đoạn.
"Trước đây người trồng chè chúng tôi SX, chế biến theo kinh nghiệm, cứ áng chừng thấy cây chè có “triệu chứng” lá xấu, búp gầy, nhiều lá loăn xoăn thì sử dụng phân bón, hoặc thuốc trừ sâu, rất lãng phí vì mình chưa có ai dạy cho cách làm", ông Cường tâm sự.
Thái Nguyên Nâng cao kiến thức trồng chè thái nguyên
Còn ông Nguyễn Văn Tuấn, một trong những thành viên CLB trồng hơn 5.000 m2 chè, cho biết: "Tham gia CLB, chúng tôi được hướng dẫn cách tận dụng rơm, rác, lá cây độn với phân chuồng và sử dụng chế phẩm IM phun xử lý. Cách làm này tiết kiệm được 30.000 đồng/sào/lứa hái, trong khi đó cây chè vẫn cho năng suất ổn định, thậm chí gặp thời tiết thuận lợi, có lứa chè còn cho năng suất cao hơn".
Với tổng diện tích gần 100.000 m2 chè của toàn CLB (tương đương với 277 sào), theo cách bón phân cân đối và tận dụng phân chuồng, rác, cây xanh… mỗi lứa chè các thành viên tiết kiệm được 8,3 triệu đồng tiền phân bón, trung bình 6 lứa thu hoạch/năm, tiết kiệm được gần 50 triệu đồng.
Tham gia CLB, các thành viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm SX, chế biến và tìm đối tác để giao bán sản phẩm. Vào vụ, các thành viên có điều kiện tham gia thu hái đổi công, cùng nhau bảo quản chè thái nguyên sau thu hái và chế biến bảo đảm chất lượng. Đặc biệt khi CLB này được thành lập, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ cho một số thành viên khó khăn về máy móc chế biến, phân bón, với tổng số 9 máy tôn quay, 11 máy vò chè và hơn 10 tấn phân bón các loại. Nhờ vậy, CLB như được tiếp thêm sức cho SX chè an toàn.
Trong khu nhà bảo quản chè rộng hơn 200 m2 của gia đình anh Ái, tôi thấy những búp chè xanh được tãi mỏng, đều trên tấm bạt lớn. Trong quá trình chế biến, chè được cho ra nong, kê trên giàn, sạch sẽ… Nhấp chén trà, anh Ái thở phào, bảo với tôi: Nhờ làm chè theo kỹ thuật an toàn, cây chè được chăm bón đúng kỹ thuật, đồng thời sử dụng thuốc thảo mộc sinh học phun phòng, trù sâu bệnh hại, nên tuổi thọ của cây dài hơn, chè làm ra có chất lượng hơn, giá bán cũng cao hơn, được 200.000 đồng/kg, cao hơn so với trước đó 50.000 đồng/kg.
Trong CLB đã có một số hộ tự đầu tư vốn mua máy đóng gói, bảo quản sản phẩm chè khi xuất bán ra thị trường, nhất là với các khách hàng ở Hà Nội, Huế và TP HCM, vì thế quá trình vận chuyển chè không bị ẩm mốc, hương vị được giữ nguyên.
Các tin khác
- Trà Đinh Tân Cương Xanh – Món Quà Tết Sang Trọng và Ý Nghĩa 20/01/2025
- Trà móc câu có phải là Trà Thái Nguyên? Những nét đặc sắc về trà móc câu Thái Nguyên 19/01/2025
- Người cao tuổi nên thưởng thức trà xanh Thái Nguyên vào thời điểm nào để không ảnh hưởng giấc ngủ? 19/01/2025
- Trà ô long và trà Shan Tuyết – Loại nào phù hợp với chị em phụ nữ 19/01/2025
- Trà xanh Thái Nguyên có bị mốc, hỏng không? Những dấu hiệu giúp bạn nhận diện trà bị hỏng chính xác, nhanh chóng 19/01/2025
- Điểm danh những yếu tố làm thay đổi chất lượng trà xanh – Và cách bảo quản trà Thái Nguyên đúng cách 13/01/2025
- Các bước pha trà Shan tuyết đúng chuẩn nghệ nhân trà 13/01/2025