Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè thái nguyên

10/05/2017
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè thái nguyên

Tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè trong các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã có nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu, tập trung vào việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè thái nguyên. Dưới đây là một số ý kiến tham luận đó.

Chè Thái Nguyên - Đệ Nhất Danh Trà

Ông Christan Albrecht, Chuyên gia của Liên đoàn HTX Cộng hòa Liên bang Đức tại khu vực Đông Nam Á: Đây là dịp tốt để nhìn nhận lại tầm quan trọng của sản phẩm chè thái nguyên đối với người trồng chè cũng như đối với tỉnh Thái Nguyên, đánh giá năng lực cạnh tranh thực tại của các sản phẩm chè thái nguyên. Các HTX không nên lo ngại vấn đề cạnh tranh mà hãy chủ động đối mặt với nó bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường khâu quảng bá. Tôi mong rằng, qua Hội thảo này các đại biểu sẽ thu được nhiều thông tin bổ ích, thú vị.

Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm

Bà Đỗ Thị Hiệp,nhân viên công ty Tân Cương Xanh.Chúng tôi luôn xác định rõ mục tiêu và hướng đi cho mọi hoạt động của Công Ty, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. công ty thường xuyên phối hợp với các cơ quan để tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm chè. Do tuân thủ kỹ thuật sản xuất chè thái nguyên sạch theo tiêu chuẩn UTZ nên sản phẩm chè của công ty luôn ổn định chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được khách hàng tin tưởng sử dụng. Vì thế doanh thu của công ty và thu nhập của xã viên năm sau luôn cao hớn năm trước.

Phối hợp chặt chẽ để bảo vệ nhãn hiệu tập thể

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Phòng Quản lý chuyên ngành (Sở Khoa học Công nghệ): Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, Nhãn hiệu tập thể chè thái nguyên được bảo hộ và phát triển đã góp phần quan trọng vào việc khẳng định uy tín của sản phẩm chè đối với khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và làm gia tăng lợi nhuận cho người sản xuất. Tôi cho rằng, các HTX, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh chè cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, thể hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ sản phẩm mang Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, nhằm hạn chế những sản phẩm nhái dưới nhiều hình thức; đồng thời tích cực nghiên cứu thị trường, áp dụng chính sách giá phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh

Khuyến khích phát triển cơ sở chế biến quy mô 

Bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hiệp hội Chè tỉnh: Nghề trồng và chế biến chè đã đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, giúp nhiều hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo và vươn lên khá giàu. Để chè Thái Nguyên thực sự phát triển bền vững cần thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ chế biến; chuyển đổi cơ cấu giống; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chế biến quy mô nhỏ theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra những sản phẩm chè đặc sản; phát triển thương hiệu…

Sản phẩm đặc trưng sẽ thu hút được khách hàng

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Chúng tôi đã nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm trà hoa nghệ thuật hoàn toàn mới, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, không trùng lặp với bất kỳ một loại trà nghệ thuật nào khác. Để làm được các sản phẩm này, chúng tôi phải tuyển lựa chè búp tươi kỹ càng từ các hộ làm chè an toàn ở vùng chè đặc sản Tân Cương, sau đó thực hiện các phần việc một cách thủ công. Theo nhu cầu của khách hàng có thể ghép chè với các loại hoa rồi ướp hương, tẩm sấy đủ 3 lần cho búp trà thái nguyên búp khô, hòa quyện với hương hoa nhưng vẫn giữ được màu sắc nguyên bản của các loại hoa... Vì có những sản phẩm đặc trưng này nên HTX đã đạt được những thành tích nhất định trong việc quảng bá và tiêu thụ rộng rãi ra thị trường.

Góp phần giới thiệu văn hóa Trà Việt

Bà Nguyễn Ánh Hồng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam: Trà không những là một loại nước uống thông dụng mà còn là một loại dược liệu lý tưởng bảo vệ sức khỏe con người. Cùng  với đó, văn hóa trà có một vị trí và đóng góp nhất định vào chức năng xã hội hóa trong việc tổ chức cộng đồng, giao lưu, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Chính vì thế, ngoài việc quan tâm đến hiệu quả kinh tế của cây chè Thái Nguyên cần quan tâm đến nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm chữa bệnh của trà và xây dựng nét văn hóa trà độc đáo để góp phần giới thiệu văn hóa trà Việt.

Nên tạo sự khác biệt tren bao bì sản phẩm

Ông Vũ Hy Thiều, họa sĩ, chuyên gia thủ công mỹ nghệ: Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh cũng như giá trị sản phẩm, trong đó có sản phẩm chè. Tôi thấy hiện nay, bao bì mẫu mã các sản phẩm chè Thái Nguyên chưa thực sự phong phú và mang tính độc đáo. Theo tôi, những người sản xuất, kinh doanh chè cần tạo ra sự khác biệt cả về hình thức, kết cấu và đồ họa trên bao bì sản phẩm. Trong đồ họa cần giới thiệu rõ về sản phẩm và đơn vị sản xuất, nên có hướng dẫn bảo quản, sử dụng và có một câu chuyện gì đó về chè. Đồng thời rất nên hợp tác với các cơ sở sản xuất bao bì chuyên nghiệp.

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo