Những khó khăn khi áp dụng quy trình sản xuất chè thái nguyên theo VietGAP

27/04/2017
Những khó khăn khi áp dụng quy trình sản xuất chè thái nguyên theo VietGAP

Tỉnh thái nguyên đã và đang áp dụng quy trình sản xuất che thai nguyen theo VietGAP, tuy nhiên quá trình này đang gặp rất nhiều khó khăn vì chưa triển khai triệt để tới người dần, đồng thời chưa có cán bộ có chuyên môn đến hướng dẫn bà con thực hiện quy trình. Do đó những kiến thức hạn hẹp của bà con không thể phát huy hết hiệu quả của mô hình được.

Chè thái nguyên VietGAP là sản phẩm chè thái nguyên an toàn, có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, việc phát triển các mô hình chè thái nguyên VietGAP đang được các nhà quản lý, người tiêu dùng và người trồng chè thái nguyên đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, quá trình sản xuất chè Thái Nguyên theo tiêu chuẩn này vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Quy trình sản xuất chè Thái Nguyên an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi các hộ dân phải ghi chép nhật ký sản xuất (sổ nông hộ) thật chi tiết. Đây là cơ sở để chứng minh người dân thực hiện đúng quy trình, sản phẩm chè thái nguyên đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, từ trước đến nay người dân lại chưa có thói quen ghi chép, hạch toán nên sổ sách thường thiếu thông tin và không chính xác. Anh Trần Như Sơn, cán bộ Ban Quản lý Đề án phát triển chè thái nguyên (Sở Nông nghiệp - PTNT) cho biết: Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy nhiều hộ dân không ghi chép sổ nông hộ hoặc ghi chép thông tin không đầy đủ, do đó khó truy nguyên được nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm chè thái nguyên Thái Nguyên …

Thêm Những khó khăn khi áp dụng quy trình sản xuất chè thái nguyên theo VietGAP

Thêm một vấn đề nữa là các mô hình sản xuất trà thái nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đang thiếu “bà đỡ” cho sản phẩm sau khi được công nhận. Do đó các tổ hợp tác chè thái nguyên vẫn “loay hoay” trong việc đăng ký nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ và chưa có định hướng tiêu thụ sản phẩm rõ ràng. Cũng vì lý do đó mà sản phẩm chè thái nguyên VietGAP chưa có giá cao và “chỗ đứng” trên thị trường.

Có thể khẳng định, việc phát triển các mô hình sản xuất chè thái nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP là chủ trương đúng đắn của Nhà nước và của tỉnh, đã, đang và sẽ đem lại những lợi ích thiết thực về nhiều mặt. Đây cũng là một trong những yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay đối với các hộ dân và làng nghề chè thái nguyên. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy quá trình này đang còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Và, để từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó thì cần có sự vào cuộc tích cực của các ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cũng như của chính các hộ dân làm chè thái nguyên. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập trong phần sau.

Công ty chúng tôi rất mong muốn cán bộ, nhà nước, các cấp ủy tỉnh Thái Nguyên sớm giải quyết được những khó khăn này để nâng cao chất lượng, sản lượng và sức cạnh tranh của chè thái nguyên sạch.

 

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo