-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thái Nguyên đầu tư phát triển thương hiệu chè
05/05/2017
Hiện trên địa bàn Thái Nguyên có 19.000 ha chè, trải rộng trên cả 9 huyện, thị xã, đang được chăm sóc với sản lượng hàng năm gần 200.000 tấn chè búp tươi.
Đồi trà thái nguyên
Toàn tỉnh đã phát triển 15 mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương.
Nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương, Công Ty Tân Cương Xanh đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ Certified (tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu).
Tiếp đến là xây dựng thành công 30 hộ theo mô hình quản lý chất lượng nội bộ trong sản xuất chè thái nguyên an toàn theo tiêu chuẩn Global Gap. Công ty CP chè Vạn Tài là đơn vị đầu tiên được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global Gap trên cây chè với diện tích là 4ha.
Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Trung tâm khuyến công Thái Nguyên tổ chức đào tạo nghề cho hơn 10.000 lao động tại các làng nghề, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các HTX chế biến chè ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến và bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè và tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương.
“Hiện nay sản phẩm chè thái nguyên đa dạng về hình thức mẫu mã chất lượng, khó địa phương nào có được chất lượng chè đa dạng, đặc sắc như thế” Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long nói.
Với những nguồn lợi từ trồng, chế biến xuất khẩu chè mang lại, vị trí cây chè đã và đang thực sự là cây làm giàu cho những hộ sản xuất kinh doanh chè thái nguyên
Để thương hiệu “ trà thái nguyên ” vươn xa
Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.
Cụ thể, về quy hoạch, trên cơ sở định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến (theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen) Thái Nguyên đã xây dựng quy hoạch cụ thể diện tích chè xanh, chè đen.
Trong đó diện tích chè thái nguyên chủ yếu tập trung tại vùng sản xuất chè của TP Thái Nguyên và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Thị xã Sông Công.
Đối với chè đen tập trung tại huyện Định Hoá, Võ Nhai và một số vùng sản xuất chè thái nguyên thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ. Đồng thời xây dựng điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè của tỉnh.
Tỉnh hỗ trợ người trồng trà thái nguyên trong quá trình triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao; chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm; coi trọng việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO-HACCP, VietGAP trong quản lý nông nghiệp để việc sản xuất nguyên liệu được ổn định, bền vững, an toàn...
Việc lựa chọn nhà máy chế biến chè sẽ sẽ căn cứ vào dự báo khả năng đáp ứng nguyên liệu và sự hình thành các vùng nguyên liệu. Các công nghệ công nghệ, thiết bị chế biến cũng sẽ phải lựa chọn phù hợp với từng loại chè.
Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm sau chè có hiệu quả cao như: Nước trà đóng chai, dược liệu chè… Phấn đấu đến năm 2020 có 50% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-HACCP.
Tỉnh cũng sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng ở một số vùng chè thái nguyên
val trà, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè thái nguyên hàng hoá và sản phẩm chè trên thị trường nội địa và thế giới.
Với các giải pháp toàn diện trên, Thái Nguyên đang nỗ lực để khẳng định, phát triển thương hiệu “ trà thái nguyên ” và với Festival chè Thái Nguyên lần 2, “Chè Thái Nguyên” sẽ có thêm cơ hội ngày càng đi xa đến với nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Trong khuôn khổ Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên 2011, một Hội thảo về cây chè với chủ đề “Chè Việt Nam hội nhập quốc tế” được tổ chức đã thu hút đông đảo các đại biểu đến từ các Hiệp hội chè thế giới và các nước, vùng lãnh thổ và sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu chè... Đa số các đại biểu cho rằng, điều kiện sống còn của ngành chè Việt Nam là cần tuân thủ nghiêm ngặt khâu tuyển chọn giống và sản xuất, chế biến chè theo đúng quy trình sản xuất chè an toàn.
Các tin khác
- Trà sen tây hồ thiên cổ đệ nhất trà có gì đặc biệt? Văn hóa trà sen tại Tây Hồ? 10/10/2024
- Trà Ướp Bông Sen Ngọc Tỉnh Liên, Qùa Tặng Cao Cấp 08/10/2024
- Sao Trà Tân Cương Thái Nguyên Bằng Phương Pháp Thủ Công Truyền Thống 03/10/2024
- Kỹ Thuật Tưới Nước Tự Động Trà Tân Cương Thái Nguyên 01/10/2024
- Kỹ Thuật Hái Trà Tân Cương Thái Nguyên 30/09/2024
- Các nhận định về Trà Shan Tuyết cho người tiểu đường và sức khỏe 30/09/2024
- Trà sen là gì? Uống trà sen có giúp dễ ngủ không? Công dụng của trà sen? 27/09/2024