Thái Nguyên nâng cao giá trị cây chè đặc sản

09/05/2017
Thái Nguyên nâng cao giá trị cây chè đặc sản

Trong gần 3 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới và trồng lại gần 4.000 ha chè thái nguyên thay thế chè giống cũ bằng các giống chè chất lượng cao như LDP 1, Phúc Vân Tiến, Kim Tuyên... góp phần nâng cơ cấu chè thái nguyên giống mới so với tổng diện tích chè hiện có lên gần 50%.

Tỉnh đã xây dựng 28 mô hình sản xuất chè thái nguyên  theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích chè đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP hơn 300 ha. Cùng với 34 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 84 làng nghề và 22 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè đặc sản theo phương thức truyền thống. Trong quá trình nâng cao giá trị của cây chè Thái, bước đầu, tỉnh cũng xây dựng được 5 mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chè an toàn, chất lượng tại các huyện Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ với các hạng mục đầu tư đồng bộ gồm công trình thủy lợi, đường nội đồng, đường điện hạ thế, trung tâm đóng gói đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ sản xuất chè an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Từ năm 2011 đến nay, chưa kể nguồn vốn do nhân dân tự đầu tư, tổng vốn đầu tư cho chương trình nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trong toàn tỉnh lên tới hơn 90 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 ổn định diện tích chè với năng suất 12 tấn/ha, sản lượng đạt 200.000 tấn búp tươi, 100% diện tích chè đáp ứng yêu cầu sản xuất chè VieetGAP, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ 100% giá giống chè, đào tạo, tập huấn, chứng nhận xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn; bố trí kinh phí đầu tư thay thế giống chè để đạt mục tiêu tỷ lệ chè giống mới chiến 60% diện tích vào năm 2015; xây dựng dự án quy hoạch vùng nguyên liệu chè của tỉnh đến năm 2020, dự án mở rộng diện tích sản xuất chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm trà thái nguyên

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, hiện tổng diện tích chè của tỉnh đã lên tới gần 19.000 ha, tổng sản lượng của cả năm nay ước đạt khoảng 190.000 tấn búp tươi với năng suất bình quân khoảng 110 tạ/ha, cây chè thái nguyên đã thực sự trở thành cây làm giàu mũi nhọn của nông dân Thái Nguyên, cho thu nhập từ 80 đến 85 triệu đồng/ha/năm. 

Do nhu cầu của thị trường, hơn 80% sản lượng chè được chế biến bằng phương pháp thủ công. Hiện mức giá trà thái nguyên phổ biến ở mức 100.000 - 250.000 đồng/kg, riêng tại các cùng chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân (Tp. Thái Nguyên), Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương), La Bằng, Thanh Định (Đại Từ), Trại Cài - Minh Lập (Đồng Hỷ)... giá chè trung bình từ 250.000 đồng đến trên 300.000 đồng/kg. Các làng nghề, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến chè đã được hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên, góp phần tạo dựng vị thế vững chắc của thương hiệu "Chè Thái Nguyên" trên thị trường.

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo