Thái Nguyên: Những vùng chè đặc sản

19/05/2017
Thái Nguyên: Những vùng chè đặc sản

Thái Nguyên là vùng chè thái nguyên trọng điểm của cả nước, với diện tích chè hơn 18.500ha, trong đó có gần 17.000ha trà thái nguyên kinh doanh, năng suất đạt 109 tạ/ha, sản lượng đạt gần 185 nghìn tấn. Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, trong đó có việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

Hiện nay, toàn tỉnh có 15 mô hình chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương.

1. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN 

Trà Tân Cương có vị thơm tự nhiên của hương cốm, đậm đà bởi vị ngọt chát thanh tao mà chỉ có đất trời Tân Cương mới tạo nên được. Vùng trà thái nguyên đặc sản Tân Cương gồm các xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương thành phố Thái Nguyên.

 Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn thành phố diện tích cây chè hiện có gần 1.300 ha, trong đó có hơn 1.100 ha cho thu hoạch, năng suất bình quân ước đạt 150 tạ/ha. Nhiều loại chè thái nguyên chất lượng cao được bán ra thị trường như: Chè búp đặc biệt, chè tôm nõn, trà đinh ngọc. Sản phẩm trà tân cương đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng.

Tân Cương Xanh - Hệ thống cửa hàng trà thái nguyên thượng hạng. Sản phẩm đa dạng mẫu mã, chủng loại như trà túi lọc, trà tân cương đóng gói, trà tân cương đóng hộp.

2. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - HUYỆN ĐẠI TỪ

Đại Từ nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, là vùng đất mưa thuận, gió hòa, đất đai màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây chè. Toàn huyện có 30/31 xã, thị trấn trồng chè, trong đó có 19 xã nằm ven chân núi Tam Đảo, Núi Hồng và Núi Chúa có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước tưới và khí hậu thuận lợi cho cây chè phát triển, tạo ra được vùng sản phẩm chè ngon, chè đặc sản như: La Bằng, Khuôn Gà (Hùng Sơn), Hoàng Nông, Quân Chu. Đây cũng là huyện có diện tích chè lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên và đứng thứ 2 so với các huyện trên cả nước, với diện tích 5.380 ha, chiếm khoảng 30% tổng diện tích chè thái nguyên của toàn tỉnh, sản lượng chè búp tươi năm 2012 đạt 52.919 tấn. Không chỉ có diện tích chè lớn, chè Đại Từ còn có hương thơm và vị đượm đặc trưng. Hiện nay, toàn huyện có 52,73 ha trà thái nguyên đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài giống chè trung du, trong những năm gần đây bà con trong huyện đã thay thế bằng những giống chè mới có năng suất, chất lượng cao hơn, như giống chè LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tuyên, Keo Am Tích, TRI777. Trong thời gian tới, huyện sẽ hỗ trợ triển khai xây dựng các vườn cây đầu dòng giống chè mới và các vườn ươm giống; tăng cường kiểm tra chất lượng giống chè đưa vào sản xuất, từng bước thay thế các thiết bị chế biến mới; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến quy mô nhỏ và nhỏ với thiết bị đồng bộ, hiện đại, chế biến theo công nghệ chè xanh; tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu, nhất là triển khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trà thái nguyên Đại Từ

3. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - HUYỆN ĐỒNG HỶ

Đứng thứ 3 trong toàn tỉnh về diện tích trồng trà thái nguyên, huyện Đồng Hỷ từ lâu đã được biết đến là huyện có vùng chè nổi tiếng Trại Cài. Được thiên nhiên ưu ái, vùng chè nổi tiếng Trại Cài nằm bên bờ sông Cầu, được hưởng phù sa và dòng nước từ dòng sông Cầu thơ mộng, chè Trại Cài đã có tiếng là vùng chè đặc sản ngon nổi tiếng, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Năm 2012, diện tích chè toàn huyện đạt hơn 2.800 ha, trong đó chè kinh doanh đạt hơn 2.600 ha với năng suất ước đạt gần 119 tạ/ha/năm, sản lượng trà thái nguyên búp tươi đạt trên 31.000 tấn. Huyện Đồng Hỷ có 9 làng nghề chè, tập trung tại xã Minh Lập, Hòa Bình và thị trấn Sông Cầu và nhiều Hợp tác xã chuyên sản xuất và kinh doanh chè. Chè của huyện đã đạt được nhiều giải thưởng, Cúp vàng tại các hội thi trong và ngoài tỉnh. Được đánh giá là một trong những cây trồng chủ lực, năm vừa qua, huyện đã chú trọng đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau, hỗ trợ giống chè cho các hộ trồng chè tại các xã trong toàn huyện các giống chè trồng bằng cành chất lượng cao. Hiện nay, huyện Đồng Hỷ đang tiếp tục duy trì vùng sản xuất chè theo quy trình VietGAP tại các xã Hòa Bình, Minh Lập và thị trấn Sông Cầu với trên 30ha.

4. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - HUYỆN ĐỊNH HÓA

Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Từ nhiều năm nay, cây chè vẫn được huyện Định Hóa xác định là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, vì đã góp phần giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và có điều kiện vươn lên làm giàu. Toàn huyện hiện có 2.230ha chè, sản lượng chè búp tươi năm 2012 đạt 19.977 tấn. Các xã có diện tích chè lớn của huyện là: Bình Thành, Phú Đình, Sơn Phú, Điềm Mặc…trong đó chè Điềm Mặc là một vùng chè ngon, đặc sản của huyện. Từ năm 2011 đến nay, huyện Định Hóa đã triển khai được 7 mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã: Trung Hội, Phú Đình, Sơn Phú, Thanh Định với tổng số trên 69ha. Trong những năm tới, huyện phấn đấu nâng tổng diện tích trà thái nguyên lên 3.000ha, trong đó chè cành chiếm trên 70% tổng diện tích; đồng thời tiến hành quy hoạch chi tiết vùng chè thái nguyên nguyên liệu của huyện, xây dựng các làng nghề chè, thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã chuyên sản xuất chè

5. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - HUYỆN PHÚ LƯƠNG

Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, huyện miền núi Phú Lương có 4.357ha trà thái nguyên, với năng suất 101 tạ/ha/năm, cho sản lượng 40.909 tấn/năm; trong đó có 2.500ha (57.4%) chè thâm canh giống mới, cho năng suất, chất lượng cao.

Các xã có diện tích chè lớn là: Tức Tranh (1033ha), Vô Tranh (603ha), Phú Đô (467ha).... Trong đó có thương hiệu chè Khe Cốc (xã Tức Tranh) là thương hiệu chè nổi tiếng ở Thái Nguyên và cả nước, Chè Khe Cốc từ lâu đã rất nổi tiếng bởi độ nồng, đượm được trồng sôi trên chất đất sạch kiềm và được chăm sóc bằng dòng nước trong mát từ các khe suối nguồn của con sông Cầu.

Trên địa bàn huyện có các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè như: Doanh nghiệp Thanh Thanh Trà xã Vô Tranh, doanh nghiệp Nguyệt Mạnh xã Tức Tranh, HTX sản xuất chè Quyết Thắng – Tức Tranh, HTX sản xuất dịch vụ chế biến chè – Vô Tranh.

6. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - HUYỆN VÕ NHAI

Huyện vùng cao Võ Nhai nằm ở phía Bắc thành phố Thái Nguyên, giáp với tỉnh Lạng Sơn. Võ Nhai có diện tích trồng chè vào khoảng 800 ha. Năm 2012, sản lượng chè búp tươi đạt hơn 4000 tấn với năng suất đạt trên 90 tấn. Những năm gần đây, huyện đã chú trọng thay đổi giống chè chất lượng cao thay cho giống chè trung du. Theo đánh giá, chất lượng chè Võ Nhai cũng không kém các vùng chè khác trong tỉnh. Song, do chưa có thị trường ổn định và thương hiệu nên sản phẩm trà thái nguyên của huyện chưa thực sự có tên tuổi trên thị trường. Chè được trồng nhiều tại các xã Liên Minh, Bình Long, Lâu Thượng, La Hiên, Dân Tiến, Tràng Xá... Hiện nay toàn huyện có 2 làng nghề chè và 1 Hợp tác xã chè.

7. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - HUYỆN PHỔ YÊN

Phổ Yên là huyện trung du, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích chè toàn huyện là 1462ha, sản lượng 14.034 tấn/năm, đạt năng suất 96,2 tạ/ha/năm. Trong đó, chè tập trung phần lớn ở các xã: Thành Công, Phúc Thuận, Minh Đức, Phúc Tân và thị trấn Bắc Sơn.

Những năm gần đây, huyện Phổ Yên đã tích cực chuyển đổi và trồng mới được khoảng 700 ha chè có nă ng suất, chất lượng cao.

Việc tiêu thụ chè trên địa bàn đang hướng tới một số cơ sở chế biến chè như: Công ty chè Bắc Sơn; Công ty chè Vạn Tài; Công ty chế biến chè Việt Thái và cơ sở chế biến chè Hương Giang.

Với tiềm năng về diện tích hơn 1000 ha cho trồng mới và gần 1000 ha cần chuyển đổi bằng các giống trà thái nguyên mới; với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, người trồng chè đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và hệ thống chế biến tiêu thụ đang từng bước được mở rộng; có thể thấy tiềm năng cho phát triển cây chè ở Phổ Yên đang rộng mở.

8. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG

Thị xã Sông Công cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, ở vị trí tiếp giáp giữa vùng núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ dọc ngang, thị xã Sông Công trở thành nơi giao thương thuận lợi. Điều kiện địa hình nhiều đồi núi, khí hậ u, thổ nhưỡng thích hợp, nguồn nước từ Hồ Núi Cốc qua dòng sông Công chảy qua trung tâm Thị xã là những điều kiện thuận lợi để Sông Công trồng và phát triển cây chè. Hiện nay, toàn thị xã có 725ha diện tích đất trồng chè, sản lượng chè búp tươi đạt: 6400 tấn/năm, năng suất 94,6 tạ/ha/năm. Chè được trồng chủ yếu ở các xã: Bình Sơn (293ha), Vinh Sơn (158ha), Bá Xuyên (151ha); hiện có một số doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn như: Doanh nghiệp trà Hạnh Nguyệt ở xã Vinh Sơn, Doanh nghiệp chè Thúy Vân ở phường Lương Châu.

9. VÙNG TRÀ THÁI NGUYÊN - HUYỆN PHÚ BÌNH

Phú Bình là một huyện trung du, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên. Là một huyện có tỷ trọng nông nghiệp cao trong cơ cấu kinh tế, nhưng diện tích trà thái nguyên của toàn huyện không nhiều, chỉ có 154ha, sản lượng 917 tấn/năm, năng suất 60 tạ/ha/ năm, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã: Bàn Đạt, Đồng Liên, Tân Khánh. Những năm gần đây, huyện Phú Bình đã đưa khoảng 60ha chè giống mới có năng suất, chất lượng cao vào trồng mới và trồng chuyển đổi. Những năm tới đây huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi và trồng chè giống mới có năng suất, chất lượng cao; nâng cao diện tích, sản lượng, năng suất chè của huyện./.

Tân Cương Xanh hiện là công ty hàng đầu trong sản xuất phân phối trà tân cương thái nguyên. Với hệ thống 30 cửa hàng toàn quốc

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo