Thành phần dinh dưỡng trong chè thái nguyên

27/04/2017
Thành phần dinh dưỡng trong chè thái nguyên

Chè Thái Nguyên không chỉ là thức uống phục vụ nhu cầu giải khát mà trong chè thái nguyên còn chứa rất nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, giúp tăng cường sức khỏa cho cơ thể con người . Các thành phần dinh dưỡng trong trà gồm có axit amin, vitamin, chất khoáng, hydratcarbon, protid và lipid - Là những thành phần không thể thiếu trong mỗi con người. Cùng Tân Cương Xanh tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng có trong chè thái nguyên nhé ! 

Thành phần dinh dưỡng trong chè thái nguyên tốt cho sức khỏe

a. Axit amin trong chè thái nguyên
Thành phần chủ yếu của tổ chức tế bào con người là protid; trong đó axit amin là đơn vị cấu thành của protid. Có tới 25 loại axit amin trong cơ thể con người, trong đó có 8 loại mà cơ thể con người không thể tổng hợp được, phải dựa vào nguồn thức ăn bổ sung bên ngoài.
Hàm lượng axit amin tự do trong trà là 2-5%. Axit amin có tác dụng sinh lý tốt với con người như trợ tim, lợi tiểu, nở giãn huyết quản…


b. Vitamin
Vitamin là một hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể con người. Đó là một loại coenzym tham gia thành phần dinh dưỡng như protid, lipid, glucid. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng con người không thể tự tạo ra được mà cần phải lấy bổ sung từ thực phẩm cung cấp bên ngoài.
Trong lá chè tươi có nhiều loại vitamin hòa tan trong lipid và vitamin hòa tan trong nước. Vitamin hòa tan trong lipid (như A1, A2, D1, D2, D3, D4, K1, K2) và vitamin hòa tan trong nước như (như B1, B2, B6, B12, PP, pantotenic, C, P). Đối với các loại vitamin hòa tan trong nước, khi hãm trà với nước sôi, có thể chiết xuất tới 80% vitamin.


* Vitamin C
Hàm lượng vitamin C (hay ascorbic axit) có nhiều trong trà thái nguyên ; 100g trà khô có 100-500mg vitamin C, cao hơn chanh, dứa, táo và cam quít. Vitamin C rất dễ bị phân giải bởi các chất oxy hóa khử, đặc biệt ở nhiệt độ cao và khi có khim loại nặng như Cu [đồng], Fe [sắt]; trong công đoạn lên men và sấy khô của quá trình chế biến trà đen bị phá hủy nhiều; trà xanh bị phá hủy ít nên có nhiều vitamin C hơn trà đen.
Vitamin C có tác dụng cầm máu, thúc đẩy oxy hóa lipid, bài tiết cholesterol cho nên chống được bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Vitamin C còn tham gia quá trình oxy hóa khử trong cơ thể người, xúc tiến tác dụng giải độc, có lợi cho việc bài tiết kim loại ra ngoài cơ thể. Vitamin C gây trở ngại cho quá trình hình thành u căng xe; nếu thường xuyên uống trà có thể làm chậm quá trình phát triển u căng xe cơ thể. Hàm lượng vitamin Ccaanf thiết cho người lớn là 60mg/ngày; cho nên chỉ cần uống 3-4 chén trà/ngày là đủ nhu cầu.
* Vitamin B trong lá chè có nhiều loại; tác dụng, hàm lượng và nhu cầu của mỗi loại đối với cơ thể con người đều khác nhau.
Vitamin B1 (Thianin) có tác dụng duy trì cơ năng thông thường trằng cách thúc đẩy trao đổi vật chất của hệ thống thần kinh, tim phổi và tiêu hóa; giảm chứng bị viêm thần kinh, phòng ngừa tối loạn nhịp tim phổi và dạ dày. Trong 100g trà có 150-160mg vitaminB1; nhu cầu cần thiết hàng ngày của con người là 1700mg vitamin B1, 1 chén trà có 4,5-18mg vitamin B1; 5 chén trà uongs mỗi ngày mới đảm bảo 1,3-1,5 nhu cầu vitamin B1.
Vitamin B2 còn gọi là vitamin G, là riboflavin hạch hoàng tố, thường thiếu trong thành phần dinh dưỡng hàng ngày; thiếu vitamin B2 ảnh hưởng đến oxy hóa vật chất trong cơ thể người; thiếu vitamin B2 thường biểu hiện ở mắt, chỗ tiếp giáp nhau của da và niêm mạc; do đó vitamin B2 có tác dụng phòng trị viêm giác mạc, viêm da, viêm giác mạc miệng. Trong 100g trà có 1300-1700mg vitamin B2, cao hơn đỗ tương 5 lần, cao hơn gạo và dưa hấu 20 lần. Con người cần 1800mg/ngày; uống 5 chén trà/ngày mới cung cấp 11-14% nhu cầu vitamin B2.
Vitamin B3 (vitamin PP), thiếu nó trong cơ thể làm cho hàm lượng coenzym trong cơ bắp giảm rõ rệt và bị bệnh.
Vitamin B11 còn gọi là folic axit, có tác dụng dự phòng máu thiếu Fe [Sắt]. 100g trà khô có 50-80mg B12; uống 5 chén trà/ngày mới đảm bảo 2,5-4,0% vitamin B12 nhu cầu cơ thể người/ngày.
Vitamin P1 duy trì tính thẩm thấu của tế bào và vi huyết quản, chống albumin thẩm thấu vào huyết quản, giảm xuất huyết mao quản, tăng tính đàn hồi của huyết quản và chống cao huyết áp.
Vitamin tan trong lipid: Gồm có A, D, E, K… Trong đó vitamin E thúc đẩy chức năng sinh sản tế bào, chống oxy hóa, có hiệu quả trẻ hóa con người. 100g trà có 57-70mg vitamin E; vitamin K có tác dụng cầm máu.


c. Chất Khoáng
Chất khoáng là những chất không thể thiếu của cơ thể con người; có loại tham gia cấu tạo các mô tế bào và cơ xương; có loại tham gia việc duy trì tính thẩm thấu bên trong, sự cân bằng axit-bazo và sự trao đổi chất trong cơ thể. Trong trà có tới hơn 40 khoáng chất, bao gồm những nguyên tố đa lượng như K, Ca, Na, P, Mg, Cl và nguyên tố trung và vi lượng như Si, Fl, Al, Cd, Fe, Mn, Co, Zn, Se, As, Mo…
Muốn xác định thành phần khoáng chất trong chè phải xác định các thành phần trong chất tro của chè. Chất tro là phần vật chất còn lại sau khi nung chè ở nhiệt độ cao 500-600°C. Chất tro chia thành 2 nhóm, hòa tan và không hòa tan trong nước. Nhóm không hòa tan trong nước lại chia thành 2 nhóm nhỏ, hòa tan và không hòa tan trong axit HCl pha loãng.
Đó là một chỉ tiêu chất lượng chè thường xuyên phải phân tích. Hàm lượng tro trong chè biến đổi theo độ non già búp chè, thời kỳ sinh trưởng, giống chè… Trong búp chè có 4-5% tro, trong trà khô có 5-6% tro trong trà sản phẩm. Tổng lượng chất tro cao là chè xấu và mức độ vệ sinh công nghiệp kém.
- Kali hàm lượng cao nhất là 1,5-2,5%. Kali là chất cation chủ yếu trong tế bào chè; có tác dụng trọng yếu trong trao đổi vật chất, áp suất thẩm thấu và cân bằng huyết dịch.
- Selenium (GSH-PX) là một thành phần không thể thiếu trong thành phần tổ chức mô tế bào. Có tác dụng kích thích sản sinh tính miễn dịch protid và kháng thể, tăng cường tính đề kháng với bệnh tât, có tác dụng nhất định với bệnh tim. Hàm lượng trà xanh Tử Dương Thiển Tây tương đối cao đạt tới 1,5-3,8ppm. Tuy nhiên, uống trà có hàm lượng Se quá cao có thể gây nên rụng lông.
- Zn thông qua sự hình thành của RNA và DNA trực tiếp ảnh hưởng đến sự hợp thành của axit cucleic và protid. Nếu thiếu Zn thì sinh trưởng phát duchj của nhi đồng và thanh thiếu niên bị chậm lại. Hàm lượng Zn của các khu vực sản xuất chè Trung Quốc không đồng nhất. 1g trà không có 35-50mg Zn; trà xanh là 41,4, trà đen là 39,3, trà Ô long là 37,3mg Zn.
- Fluor là môi giới chủ yếu của kết cấu xương; có tác dụng phòng trị tốt đối với bệnh răng và bệnh loãng xương. Hàm lượng Fl trong chè tương đối cao (trên 100ppm), thùy loại trà, theo thứ tự cao đến thấp sau đây: Hắc trà, Ô long trà, trà đen, trà xanh. Thiếu Fl dễ mắc bệnh khắc sơn (Parkinson) và ung thư đại tràng. Fl có nhiều trong trà gạch ép bánh, là một loại trà yêu thích của các dân tộc thiểu số vùng Tây Tạng, Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông Cổ. Các vùng này phần lớn nằm tại cao nguyên, lấy chăn nuôi súc mục làm nghề chính; trong kết cấu khẩu phần lương thực với một hàm lượng lớn là thịt và sữa, có nhu cầu uống trà gạch hàng ngày để phân giải lipid, hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung vitamin. Do đó trà gạch (bánh) đã trở thành một nhu yếu phẩm phải có trong sinh hoạt hàng ngày của dân tộc thiểu sống vùng biên cương. Nhưng quá nhiều Fl lại gây bệnh Fluorosis ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Calcium: Hàm lượng Ca trong trà xanh là 1,4-3,3mg, trà đen là 2,9-6,6mg/g trà khô.
- Magie trong trà xanh là 1,2-2,4mg, trà đen là 1,2-2,3mg/g trà khô.
- Fe trong trà xanh là 80-260mg, trà đen là 100-290mg/g trà khô.
- Mangan trong trà xanh là 0,2-1,1mg, trà đen là 0,25-1,3mg/g trà khô.
Mỗi ngày uống 5-6 chén trà thì đảm bảo ±45%, 25% và 10% nhu cầu về mangan, kali, Se và Zn.
d. Các loại glucid (hydratcarbon)
Glucid là loại vật chất dinh dưỡng chủ yếu của con người, để duy trì ổn định giữ nhiệt độ cơ thể. Glucid là nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng và phổ biến trong thực vật. Hàm lượng glucid chiếm tới 85-9-% trong nhiều thực vật, nhưng trong lá chè thấp, không vượt quá 20% trọng lượng chất khô, thuộc loại nước uống ít đường thích hợp người mắc bệnh đái tháo đường.
Glucid là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng trong tế bào thực vật và có tác dụng chống rét, chống bệnh. Glucid trong cây chè phân loại thành hai nhóm lớn:
- Glucid đơn giản hay monosacarid (như đường bồ đào, glucose).
- Glucid phức tạp hay polysaccarid, do nhiều phần tử monosaccarid kết hợp với nhau thành mạch dài có trọng lượng phân tử lớn; nhóm này không tan trong nước hoặc tạo thành dung dịch keo (như tinh bột, cellulose).
- Hàm lượng glucid hòa tan trong nước tăng theo tuổi lá chè; hàm lượng glucid không tan nhiều hơn trong trà xấu.
- Các loại glucid (đường) hòa tan rất ít, còn các loại không hòa tan thì nhiều hơn. Đường hòa tan trong chè tuy ít nhưng có giá trị lớn trong việc điều hòa vị chè và tham gia trong quá trình caramen hóa dưới tác dụng của nhiệt độ, để tạo thành hương thơm vị ngọt (mùi thơm cốm nổi lên trong khi sao chè, hay mùi hương đọng lại trong chén uống trà). Đường khử tác dụng với catechin hay với axit amin (phenylalanin) trong quá trình lên men hay nhiệt học, tạo nên màu nâu sáng hay vàng rơm và mùi hoa quả.

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo