-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TRÀ CÓ PHẢI LÀ CHẤT KÍCH THÍCH KHÔNG? 4 CHẤT NGUY HẠI TRONG TRÀ
09/09/2024
Hiện nay, nhiều người có thói quen uống trà hằng ngày, thậm chí là thay nước lọc. Do đó, đã có khá nhiều câu hỏi đã đặt ra về vấn đề này. Trong đó, có một nhóm người thắc mắc rằng trà có phải chất kích thích không? Uống trà quá nhiều sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Theo chân tancuongxanh.vn để giải mã những câu hỏi này qua bài viết sau đây nhé!
1. Trà có phải chất kích thích không?
Trà hoàn toàn có thể được xem là chất kích thích khi chứa một lượng đáng kể Caffeine - chất kích thích hệ thần kinh trung ương được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nghe có vẻ rất tiêu cực, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Caffeine sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho chúng ta trở nên tỉnh táo và giảm ngay cảm giác buồn ngủ.
Trà chứa đến 4 loại chất kích thích khác nhau
Bên cạnh Caffeine, trà còn chứa các chất khác như:
-
Theophylline: làm giãn cơ trơn trong đường thở, giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, chất này còn kích thích cả tốc độ và lực co bóp của tim.
-
Theobromine: chất kích thích tim, cải thiện lưu lượng máu di chuyển khắp cơ thể, giảm huyết áp và có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
-
L - theanine: chất sản sinh sóng não alpha (sóng não giảm âu lo), khi kết hợp với Caffeine có thể cải thiện độ tập trung cũng như các hoạt động chức năng của não.
Trong đó, hàm lượng chất Theophylline và Theobromine trong 1 tách trà vẫn còn khá nhỏ, cho nên tác động của chúng khi uống trà sẽ không đáng kể. Tất nhiên, không phải trà nào cũng xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
2. Uống trà quá nhiều đem lại những tác hại gì?
Với những phân tích trên. chắc hẳn bạn cũng đã phần nào biết được trà có phải chất kích thích không rồi nhỉ? Thực tế, nếu bạn uống trà với định lượng vừa đủ thì sẽ nhận được một số lợi ích nhất định, đặc biệt là tăng độ tập trung và làm chậm quá trình lão hóa. Vậy nếu chúng ta lạm dụng trà quá nhiều thì sẽ như thế nào? Để biết câu trả lời, Tân Cương Xanh mời bạn theo dõi tiếp nội dung sau:
Một số tác hại do dùng trà quá liều lượng quy định
2.1. Trà có phải chất kích thích không? Trà khiến cơ thể hấp thụ sắt kém?
Trong trà thường chứa tanin - một dạng hợp chất dễ phản ứng với sắt. Điều này vô tình khiến cho cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn bình thường. Đây cũng chính là lý do làm cho những người dùng trà nhiều hay bị thiếu sắt hay chỉ số hồng cầu giảm. Do đó, bạn chỉ nên uống trà với liều lượng vừa phải (không vượt qua 710ml) để duy trì khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
2.2. Uống trà quá nhiều khiến bạn trở nên âu lo
Với thành phần chủ đạo là Caffeine, trà giúp bạn duy trì tốt sự tỉnh táo, minh mẫn. Tuy nhiên, nếu nạp một lượng lớn Caffeine, cơ thể lại dễ dàng lâm vào trạng thái bồn chồn, lo âu. Bên cạnh đó, lượng chất này trong trà còn có xu hướng tăng dần nếu bã trà ngâm nước quá lâu.
2.3. Lạm dụng việc uống trà khiến bạn mất ngủ
Trà có phải chất kích thích không? Caffeine trong trà sẽ gây mất ngủ
Caffeine xâm nhập từ trà vào cơ thể cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho chúng ta gặp phải trạng thái mất ngủ. Chất này có khả năng ngăn chặn hoạt động tạo ra melatonin - hormone nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa và duy trì giấc ngủ ngon.
Khi tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn sẽ bị giảm tính tập trung, thần kinh suy nhược, kém minh mẫn, mất kiểm soát cân nặng, thậm chí là trầm cảm. Bởi vì Caffeine trong cơ thể chỉ được chuyển hóa sau khoảng 6 tiếng, cho nên bạn cần tránh uống trà sau 3 giờ chiều.
3. Dùng trà như thế nào là đúng?
Để không gây hại cho cơ thể, bạn cần chú ý một số vấn đề khi uống trà như sau:
-
Một số thực phẩm cần hạn chế khi kết hợp với trà gồm: ớt chuông, nhân sâm, đinh hương, hạt dẻ ngựa, bạch quả, bạch chỉ (đương quy). Ngoài ra, những gia vị cũng không nên kết hợp cùng trà là: gừng, tỏi, nghệ,...
Trà có phải chất kích thích không? Một số vấn đề cần chú ý khi dùng trà
-
Các loại trà thảo dược cùng thực phẩm chức năng có tác động đến quá trình đông máu trong cơ thể.
-
Trà xanh rất kỵ khi uống cùng với rượu. Sự kết hợp này có thể gây ra tình trạng xây xẩm, đau đầu, chóng mặt và nhịp tim tăng cao bất thường.
-
Tuyệt đối không dùng trà để thay thế nước. Mặc dù đã có nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống từ 2 - 3 tách trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2 và đột quỵ, nhưng không thể thay thế nước lọc hoàn toàn.
-
Thời điểm lý tưởng để bạn uống trà là buổi sáng và không nên uống vào 15h00. Ngoài ra, bạn hãy dùng trà ấm thay vì trà quá nóng.
-
Nếu bạn đang đói bụng thì không được uống nhiều trà, bởi vì nó sẽ khiến cơ thể trở nên cồn cào, nôn nao,...
Trên đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn để trả lời câu hỏi: “Trà có phải chất kích thích không?”. Trà nào cũng có thể tốt hoặc xấu, quan trọng là bạn cần biết cách uống như thế nào cho đúng và tuyệt đối không lạm dụng quá nhiều.
Các tin khác
- Sao Trà Tân Cương Thái Nguyên Bằng Phương Pháp Thủ Công Truyền Thống 03/10/2024
- Kỹ Thuật Tưới Nước Tự Động Trà Tân Cương Thái Nguyên 01/10/2024
- Kỹ Thuật Hái Trà Tân Cương Thái Nguyên 30/09/2024
- Các nhận định về Trà Shan Tuyết cho người tiểu đường và sức khỏe 30/09/2024
- Trà sen là gì? Uống trà sen có giúp dễ ngủ không? Công dụng của trà sen? 27/09/2024
- Trà Hoa là gì? Lợi ích và các loại hoa làm trà tốt cho sức khỏe? 25/09/2024
- Giải đáp Lý do tại sao chè Thái Nguyên đắt hơn loại trà khác? 21/09/2024