Trà đạo: Xác & Thần

19/05/2017
Trà đạo: Xác & Thần

Mùa này se lạnh. Sáng sớm, sương mờ giăng giăng. Ngồi bên bờ Hồ Tây với một quán cóc cùng mái tóc bạc phơ của cụ chủ quán, hai tay ôm gọn chén trà thái nguyên đặc “cắm tăm” nóng hổi, nhấp từng ngụm trà nhỏ thơm lựng hương sen, lòng thấy thanh thoát, lâng lâng. Chợt nghĩ, đời còn gì bằng. Ấy là lúc ta đang tận hưởng sự giao thoa giữa phần Xác và phần Thần của trà

HIỂU VỀ XÁC, KHÓ MÀ CÒN DỄ

Hiện không có sách vở nào nói về thời điểm con người bắt đầu gắn bó với cây chè, trừ việc khẳng định rằng đến nay, nước trà (hay nước chè) là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước dùng để uống). Nó có thể hiện diện ở những nơi sang trọng nhất cùng với những nhân vật nổi tiếng nhất nhưng nó cũng gắn bó với cuộc sống thường ngày của những người dân bình thường nhất. Vì sao vậy?

Để hiểu về phần Xác của trà, không gì hơn là dành cho các nhà khoa học. Có nhiều nhà nghiên cứu về chè thái nguyên nhưng có lẽ theo PGS Nguyễn Duy Thịnh giải thích là cô đọng và dễ hiểu hơn cả. Trà là một loại đồ uống có từ lâu đời. Từ xa xưa, con người biết khai thác những loại cây cỏ quanh mình để taọ ra các loại thuốc chữa bệnh cho chính mình. Thiên nhiên thật là kỳ diệu, sinh ra muôn loài, trong đó đã sinh ra một loài động vật vô cùng thông minh hơn mọi loài và đã trao cho loài động vật này quyền cai trị muôn loài, đó chính là con người. Tuy nhiên, cuộc sống của con người không hoàn toàn yên ả mà thường bị các loài khác cạnh tranh làm hại. Từ loài rắn độc, đến vi sinh vật. Rồi chính trong sự sống nội tại trong cơ thể cũng sinh ra các chất độc. Những chất độc hại sinh ra trong cơ thể có thể giết chết cơ thể đó. Tuy nhiên, trời cho con người bộ não để biết tím cách cứu chính mình. Con người đã tìm cây cỏ, hoa lá để làm thuốc. Và từ đấy có một thuật ngữ ra đời đó là dược liệu thiên nhiên. Cây chè cũng nằm trong số những cây dược liệu đó.

Thời xưa, con người biết đến cây chè không phải là đồ uống như ngày nay mà là một loại dược liệu quý. Có thể nói người Trung Hoa cổ đại là một trong số những dân tộc đầu tiên biết đến cây chè với tư cách là dược liệu. Họ hái lá chè, dùng ở trạng thái tươi, còn thừa, đêm phơi khô dùng dần, hàng ngày nấu nước uống, thậm chí nấu nước để tắm, thấy khỏe mạnh, da dẻ trơn nhẵn, không còn mụn nhọt. Thế là mọi người làm theo và truyền nhau từ đời này sang đời khác, dàn dần lá chè thái nguyên trở thành đồ uống. Tuy nhiên, người xưa chỉ dùng trà theo kinh nghiệm, thấy uống trà khỏi được bệnh đường ruột, tinh thần sảng khoái. Các sĩ tử, mỗi lần vào kỳ khoa cử, tìm đến lá chè để thức nhiều, ngủ ít cho thông kinh sử. Các bà mẹ dùng lá chè tắm cho con thơ thấy sạch rôm sẩy, mụn nhọt, các chiến binh nơi chiến trận nấu nước lá chè rửa vết thương... Con người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm khi dùng lá chè.

Tuy nhiên, ngày nay, các nhà khoa học đã vào cuộc và đã làm sáng tỏ nhiều điều kỳ diệu của lá chè. Trước hết, người ta đã phát hiện trong lá chè tươi có rất nhiều vitamin, đặc biệt nhiều vitamin C, là một trong những vitamin có khả năng chống viêm nhiễm rất tốt.

Trong trà có một tổ hợp phong phú polyphenol là chất gây ra vị chát đặc trưng của trà. Đây là nhóm chất chống oxy hóa rất hiệu quả mà không gây độc hại. Đặc biệt, người ta tìm thấy trong trà thái nguyên có nhiều Epi Gallo Catechin Galat (viêt tắt là EGCG) là một chất có khả năng chống oxy hóa rất mạnh. Như vậy, khi uống nước chè thái nguyên, chúng ta đã uống một dung dịch chống oxy hóa và điều đó giúp loại được các gốc tự do tự sinh ra trong cơ thể. Gốc tự do làm con người bị bệnh và đặc biệt làm con người mau già. Polyphenol của trà có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên chống được bệnh viêm do vi khuẩn.

HIỂU VỀ THẦN, DỄ MÀ HÓA KHÓ

Nếu chỉ mang danh là một loại đồ uống phổ biến thì có lẽ chẳng bao giờ có cụm từ trà đạo. Thưởng thức trà là thưởng thức cả một giá trị văn hóa của ngàn đời, từ trồng hái, thu hoạch, chế biến, rồi cách pha, cách mời, cách uống…, rồi hòa đồng với sự hiểu biết, sự cảm nhận, khung cảnh và hoàn cảnh tâm trạng của mỗi con người mà giá trị ấy được thăng hoa, vươn tới cái Thần của trà.

Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Những công phu đó, dần trở thành lễ nghi. Trong ấm trà ngon, người ta thấy phảng phất một mùi thơ và một vị triết lý. Các trà nhân từ xưa rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ (dụng cụ pha trà) cần thiết để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”.

Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho, quyến rũ. Khi rót trà phải chuyên đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống (chén hạt mít) rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha.

Dâng chén trà thái nguyên theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”. Người dâng trà và người nhận đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấp nhấp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy. Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tý nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Khó có thể dùng chữ để mô tả hết con đường vươn tới thưởng thức cái Thần của trà đạo, bởi đấy là quá trình vươn tới đỉnh cao vô tận về văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trên thế giới. Chẳng thế, trong tác phẩm nổi tiếng “Chén trà sương” của nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân có đoạn viết: “Cụ Ấm sau mỗi lần gặp phải một ông khách tạp, uống trà rất tục, cụ thường nói với vài bạn nhà nho:

 Có lẽ tôi phải mua ít chén có đĩa ở hiệu Tây, để mỗi khi có mấy thày làm việc bên Bảo Hộ tới thì đem ra mà chế nước pha sẵn trong bình tích. Các cụ cứ suy cái lẽ một bộ đồ trà chỉ có đến bốn chén quân thì các cụ đủ biết cái thú uống trà tầu không có thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ. Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế thì mất hết cả thành kính”.

Xin trân trọng giới thiệu tới quý khách hệ thống cửa hàng trà thái nguyên ngon, uy tín - Tân Cương Xanh

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo