-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TRÀ MẠN LÀ GÌ? UỐNG TRÀ MẠN CÓ LÀM TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG?
18/09/2024
Dùng trà mạn mỗi ngày là thói quen của nhiều người hiện nay. Không chỉ đem lại nhiều lợi ích đến sức khỏe mà loại trà này còn giúp làm đẹp và giảm cân hiệu quả. Bên cạnh những công dụng tuyệt vời thì có nhiều người đặt câu hỏi rằng: “Uống trà mạn có làm tăng huyết áp hay không?”. Cùng tancuongxanh.vn tìm kiếm câu trả lời chính xác qua bài viết sau nhé!
1. Trà mạn là gì?
Ngày nay, trà Việt thường được chia làm 3 nhóm cơ bản là: trà mạn, trà tươi và trà hương. Trong đó, những loại trà hương có độ phổ biến cao như trà lài, trà sen thường được ướp thêm hương hoa để dậy mùi. Còn trà tươi sẽ được pha trực tiếp từ những lá trà còn tươi, không trải qua quá trình chế biến và sao khô. Cuối cùng, trà mạn chính là nhóm trà được làm từ lá đã trải qua quá trình chế biến, sao khô, cho ra mùi thơm tự nhiên thay vì hương hoa nồng nàn.
Trà mạn được hiểu như nào? Uống trà mạn có làm tăng huyết áp không?
Trà mạn từ lâu đã quá quen thuộc trong văn hóa thưởng trà của Việt Nam ta. Đây chính là loại trà xanh, màu đen xám và hình dạng móc câu mà hầu hết mọi nhà đều có. Dân ta thường pha trà mạn để mời khách đến nhà chơi hoặc dùng hàng ngày.
Tại một số khu vực, chén trà mạn là một phần không thể thiếu trên bàn thờ vào mỗi dịp thờ cúng. Nếu pha trà mạn với nước sẽ cho ra màu xanh vàng sóng sánh, đẹp mắt. Khi thưởng trà, ban đầu sẽ có vi chát nhẹ và để lại hậu ngọt khó quên nơi cuống họng.
2. Uống trà mạn có làm tăng huyết áp không?
Các nhà khoa học đã thực hiện đo lường mức độ nở mạch cũng như huyết áp trên những người mắc bệnh về mạch vành tham gia thí nghiệm trước và sau 3 giờ uống trà. Kết quả thu được cho thấy, uống trà mạn khi bụng vẫn còn trống sẽ làm tăng huyết áp tạm thời. Trong trường hợp bạn uống trà kèm với bữa ăn sẽ không đem lại hệ quả này. Vậy nguyên nhân xảy ra trường hợp này là gì?
Trà mạn thực sự có thể làm huyết áp tăng tạm thời
Thực tế, trà không chỉ có những hợp chất chống oxy hoá mà còn chứa nhiều chất khác, bao gồm cả Caffeine (trung bình mỗi cốc trà sẽ có khoảng 50mg Caffeine). Đây là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nếu dùng với hàm lượng cao, cơ thể của bạn sẽ dễ bị căng thẳng và mất ngủ. Bên cạnh đó, chất này còn có thể gây co mạch và tăng huyết áp.
Một khuyến cáo của trung tâm y học trực thuộc Trường Đại học Maryland (Mỹ) đã nêu rõ trà mạn có thể làm tăng huyết áp nghiêm trọng đối với những người đang dùng thuốc nhóm Beta blockers (metoprolol, propranolol,…), nhóm Monoamine Oxidase Inhibitors - MAOIs (tranylcypromine, phenelzine,…). Ngoài ra, còn có một số nhóm chất có tác dụng co mạch được sử dụng trong việc chữa cảm cúm hoặc thuốc giảm cân.
3. Hướng dẫn uống trà mạn đúng cách nhất
Sau khi đã biết được đáp án cho câu hỏi: “Uống trà mạn có làm tăng huyết áp không?” thì kế tiếp chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách uống trà mạn có lợi cho sức khỏe.
Mách bạn cách uống trà mạn có lợi cho sức khỏe chúng ta
Thực ra, uống trà mỗi ngày rất tốt cho cơ thể, bởi vì trong trà có nhiều hợp chất chống lão hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, nâng cao tinh thần, giảm stress, âu lo và căng thẳng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi dùng trà để tránh nguy hại đến sức khoẻ, chẳng hạn như:
-
Tuyệt đối không uống trà mạn khi bụng đói. Bởi vì trà có Tanin, chất này sẽ làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn bình thường, tạo cảm giác cồn cào và khó chịu. Những người đang mắc các bệnh về dạ dày cũng không nên uống trà quá nhiều.
Xem thêm: https://tancuongxanh.vn/tra-tui-loc
-
Không nên uống trà mạn vào buổi tối muộn hoặc trước khi ngủ. Bởi vì chất Caffeine trong trà có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, tạo cảm giác hưng phấn và tỉnh táo. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải cảm giác bồn chồn và mất ngủ.
-
Tránh dùng trà mạn pha nước để qua đêm ở môi trường bình thường. Lúc này, đặc tính có lợi của trà sẽ giảm mạnh, đồng thời sản sinh ra những chất không có lợi cho sức khỏe.
-
Hạn chế dùng nước trà để uống các loại thuốc khác nhau. Bởi vì các chất trong trà đôi khi sẽ phản ứng mạnh mẽ với những thành phần có trong thuốc.
-
Phụ nữ mang thai và những bạn đang gặp tình trạng thiếu máu cũng không nên uống trà mạn quá nhiều. Bởi vì trong trà có chứa chất Tanin, làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của 2 nhóm đối tượng này.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết được uống trà mạn có làm tăng huyết áp không rồi nhỉ? Tóm lại, trà mạn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta nhưng bạn cần lưu ý trong cách dùng để không bị tác dụng ngược nhé!
Các tin khác
- Tại sao phải làm héo trà? Cách sơ chế các loại trà ngon của người Việt? 27/11/2024
- Trà túi lọc Tân Cương Xanh – Sản phẩm không thể thiếu trong các giỏ quà tặng Tết 27/11/2024
- Chè búp Thái Nguyên giá bao nhiêu? Nên mua chè Thái Nguyên 26/11/2024
- Trà Thái Nguyên - Thức Quà Tinh Hoa Đất Việt 26/11/2024
- Bạch trà Shan Tuyết cổ thụ - “Đặc sản” quý giá của núi rừng Tây Bắc 25/11/2024
- Tổng hợp các loại trà có vị ngọt được nhiều người ưa chuộng 23/11/2024
- Bật mí các loại trà túi lọc tốt cho sức khỏe trên thị trường hiện nay 22/11/2024