Trà Sen Tây Hồ

05/06/2017
Trà Sen Tây Hồ

Từ những cây trà nhất là trà tân cương thái nguyên, thông qua bàn tay các nghệ nhân đã tạo thành những cánh trà cao cấp như búp tôm, trà móc câu cao cấp. Bằng những cánh trà mạn đó, dân ta đã nghĩ ra cách thức sao ướp với những bông sen vùng Hồ Tây để tạo nên một thượng phẩm đặc biệt là trà sen tây hồ. Bằng bài viết này Tân Cương Xanh xin trân trọng bật mí cách ướp trà sen thơm ngon nhất

Ba phương pháp ướp trà sen tây hồ của nghệ nhân 

Nói về phương pháp ướp Trà Sen, tôi xin chia sẻ hai cách ướp phổ biến. Cách thứ nhất là vào mỗi buổi chiều, người ta đi thuyền ra đầm, cho Trà vào trong bông Sen, đủ lượng trà rồi lại phải lấy lá sen bọc bên ngoài bông sen để tránh Sen nở bung vào hôm sau, rơi hết Trà xuống đầm thì uổng.

Sáng hôm sau khi mặt trời lên chếch chếch, cũng không cần phải vội vã, người ta đi hái từng bông Sen đã được ướp Trà từ chiều hôm trước về, tãi Trà ra, cho vào ấm, ngồi trên chòi ngoài đầm mà thưởng lấy cái tươi mới của hoa Sen.

Trà ướp bông sen Tây Hồ 

Cách này không bảo quản được lâu và thường là khi mở bông ra thì phải uống luôn. Thêm vào đó chất lượng của bông Trà Sen cũng phụ thuộc vào thiên nhiên, vào những đêm mưa rào, dù được bọc bởi lá Sen nhưng chất lượng không thể như những ngày nắng ráo. Việc đi thuyền ra đầm để ướp từng bông sen dường như cũng khá mất thời gian. Công việc ướp trà thái nguyên và sen phải kết thúc trước buổi tối, khi còn ánh sáng đủ mạnh để tìm ra các bông sen, vì thế dường như cả buổi như vậy chỉ đủ thời gian để ướp được vài chục bông Trà Sen. Hình ảnh nghệ nhân ướp trà chèo thuyền ra ướp sen Tây Hồ đã được mô tả đâu đó trong văn học Việt Nam, điển hình là nhà văn Nguyễn Tuân với tác phẩm “Vang bóng một thời” và trích đoạn về cách thưởng Trà cầu kỳ của cụ Ấm.

Cách thứ hai mang lại hiệu quả tốt hơn. Đó là sáng sớm, khi trời còn tranh tối tranh sáng, người ta đi hái về những bông sen tươi mới, rồi mang vào trong và ướp ngay trong chòi ở đầm. Vào thời điểm này, Sen chưa mở búp, vì thế hương thơm của nó được ủ qua một đêm rất thơm. Người ướp trà thái nguyên nhẹ nhàng lột từng cánh hoa, từ ngoài vào trong, cứ lột như vậy đến khi thấy đã có được một cửa nhỏ có thể cho trà vào, trà phải được lọc lấy những cánh Trà rành cánh nhất không bị vụn nát. Người ta cho từng ít một cho đến khi đầy cả bông Sen, rồi soạn lại từng cánh Sen cho tới khi bông Sen trở về như ban đầu khi chưa lột các cánh Sen. Sau đó buộc kín bằng lá Sen rồi cắm bông trà Sen này vào xô nước, để một đến hai ngày.

Nước cắm Sen tốt nhất cũng là nước lấy ở đầm, cho một chút bùn ở dưới. Nhiều đầm còn thiết kế nguyên một khoảng, cắm thẳng bông Sen lại xuống bùn. Sau một hai ngày, nhờ có nước ở dưới mà bông sen vẫn tươi và thơm. Cái hương thơm tươi mát thấm vào Trà được đặt vào trong bông, người ta bỏ trà thái nguyên ra đóng vào trong hộp hoặc để nguyên bông sen đó, cắt chân cho ngắn lại rồi để tủ đá. Một bông Sen để tủ đá như vậy có thể bảo quản được đến gần một năm. Khi bỏ ra pha vẫn giữ nguyên được mùi thơm như lúc ban đầu. Tuy nhiên có một vài điểm lưu ý khi bảo quản trong tủ lạnh là không để chung Trà Sen với các đồ ăn có mùi khác, không nên chuyển bông Trà từ ngăn đá xuống ngăn mát rồi lại từ ngăn mát lên ngăn đá, làm vậy bông Sen sẽ bị rã đông rồi lại đóng đông, vị nồng của Sen sẽ thấm vào Trà, uống không ngon nữa. Nói quy trình là vậy, song cũng giống như bao nghề khác, trên đây chỉ là những quy trình cơ bản, để đạt được một bông Trà Sen ngon mà độc đáo mỗi người lại có đôi chút thủ thuật riêng, những thủ thuật này mới quyết định đến cái riêng đó của mỗi người. Việc đó giống như việc cùng là đúc 1 cái chuông: đắp khuân, đổ đồng nhưng thợ học việc và nghệ nhân làm ra sản phẩm khác nhau rất nhiều.

Hai cách trên, mỗi cách đều mong lấy được cái hương thơm và sự tươi mới của bông Sen mà hấp thụ vào Trà, lại có được cái vị hơi chan chát của Trà, cái vị ngọt ngọt đọng lại nơi cuống họng cứ lưu luyến mãi cả buổi tạo cảm giác thoải mái, bình an. Còn một cách khác rất cầu kì là tách Gạo Sen, chính là các hạt trắng trắng ở phần đầu tua Sen ra để ướp. Phương pháp này cũng chỉ được giới thiệu sơ qua đây để các bạn nắm được. Về cơ bản thì để có được 1kg Trà Sen ướp theo cách này người ta cần từ 200 - 300 bông Sen để lấy gạo.

Các khâu ướp trà thái nguyên theo phương pháp này cũng rất kỳ công. Đầu tiên trải Trà ra thành một lớp, sau đó phủ một lớp gạo Sen lên trên, rồi cứ thế một lượt Trà, một lượt gạo, ủ và sấy bẩy lần thì Trà mới ngấm được cái hương Se. Phương pháp này kỳ công là vậy nên giá một cân Trà Sen rất đắt, hiện tại giá bán của Tân Cương Xanh là 7 500.000 đồng/ kg. Chỉ một sơ xuất nhỏ như không đủ lượng Sen cho mỗi mẻ hay khâu ủ Trà để bị hở hơi, hương thơm bay ra ngoài, cả mẻ Trà có thể không đạt được chất lượng đúng yêu cầu.

Video giới thiệu Tân Cương Xanh - hệ thống cửa hàng trà Việt Nam thượng hạng

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo