-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trà sen tây hồ thiên cổ đệ nhất trà có gì đặc biệt? Văn hóa trà sen tại Tây Hồ?
10/10/2024
Có lẽ ít có loại trà nào lại được gọi với một cái tên mỹ miều như trà sen Tây Hồ. Tên đầy đủ mà giới “thẩm trà” đặt cho đó chính là “Trà sen tây hồ thiên cổ đệ nhất trà”. Chắc chắn trà có công thức rất đặc biệt và đã được người xưa tin dùng. Theo thông tin ghi chép được thì loại trà này thường được dùng cho các vua chúa thời xưa. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá “tuyệt trà” này qua bài viết sau các bạn nhé!
Sự đặc biệt của trà sen tây hồ thiên cổ đệ nhất trà có từ đâu?
Danh tiếng của trà sen Tây Hồ thực tế đã có từ lâu. Trà được liệt vào trong những danh sách trà đặc sản dành cho rất nhiều du khách khi đến với Hà Nội. Sự đặc biệt của Trà sen Tây Hồ đến từ chính khâu chế biến. Chúng mang đến hương vị trà đặc biệt của vùng đất kinh kỳ. Cụ thể, điều đặc biệt này được đánh giá dựa trên 2 yếu tố đó là:
Hương vị của trà sen Tây Hồ.
Với bất kỳ ai khi thẩm trà thì hương vị là yếu tố lôi cuốn đầu tiên đối với họ. Không phải ngẫu nhiên, trà sen Tây Hồ có danh xưng là “thiên cổ đệ nhất trà” mà có được điều này là vì hương vị rất đặc biệt. Mùi hương rất thanh tai, thơm mát, dễ chịu làm lay động lòng người. Đây là sự hòa quyện giữa chè với gạo sen Bách Diệp.
Xem thêm: https://tancuongxanh.vn/tra-sen-tay-ho
Hương vị của trà sen Tây Hồ
Đặc biệt ở nguyên liệu và khâu chế biến.
Theo đúng công thức làm trà của người bản địa nơi đây thì những nguyên liệu được sử dụng là không hề tầm thường các bạn nhé. Cụ thể, trà được tạo nên là do có:
-
Chè: Nguyên liệu chè được chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng. Toàn bộ sản phẩm là giống chè nổi tiếng tại Tân Cương, Thái Nguyên nên đảm bảo thơm ngon và chất lượng.
-
Một nguyên liệu khác không thể thiếu đó chính là hoa sen Bách Diệp: Giống sen được trồng phổ biến tại vùng đất Hồ Tây. Lá sen có cánh nhỏ, màu hồng nhạt và quan trọng là mùi hương tỏa ra thơm ngào ngạt. Chính vì vậy, hoa khá phù hợp trong việc dùng để ướp trà.
Ngoài nguyên liệu đặc biệt, trà sen tây hồ thiên cổ đệ nhất trà còn được sơ chế với 2 cách làm đó là:
Nguyên liệu và khâu chế biến trà sen Tây Hồ
-
Trà sen làm theo kiểu truyền thống: Với cách làm này, công đoạn ướp trà khá cầu kỳ. Việc làm này thường được tiến hành từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 và được kéo dài đến đầu tháng 9. Khi làm, nghệ nhân sẽ phải tách rời cánh hoa, nhụy hoa và những hạt trắng ra khỏi nhụy sen. Khi xếp, các lớp trà và gạo sen sẽ được xếp xen kẽ với nhau rồi cuối cùng sẽ được phủ 1 lớp giấy. Muốn trà có hương thơm thì ít nhất thời gian ủ phải đủ 21 ngày với 7 lần vào hương và 7 lần sấy.
-
Trà sen ướp xổi: Với cách làm này, nghệ nhân làm trà sẽ cho khoảng 15 đến 20 gam trà khô và bên trong búp sen khi chúng mới hé nở vào buổi sáng. Tiếp đến là lấy dây buộc bông sen lại và để trong khoảng thời gian nhất định rồi dùng. Khi trà đã lên hương, người dùng có thể bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh và dùng dần.
Một trong những nguyên lý bất thành văn của người làm trà sen Hồ Tây là cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc như: tắm rửa sạch sẽ trước khi tiến hành ướp trà, tuyệt đối không được xịt nước hoa, nói không với việc mặc quần áo có mùi nước xả vải quá nồng…. Có như vậy thì hương vị trà sen Tây Hồ mới được chuẩn vị.
Nghệ thuật thưởng trà tại Tây Hồ.
Văn hóa trà sen tại Tây Hồ là một nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Được thưởng trà theo đúng phong cách của người Tây Hồ thì các bạn mới cảm nhận được hết sự tinh túy của hương vị đặc sản nơi đây. Nếu các du khách muốn khám phá thì nên tìm hiểu trước nhé.
Nghệ thuật thưởng trà tại Tây Hồ
Người xưa đã có câu: “Nhất thủy, nhị trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh”. Đây chính là những yếu tố quan trọng để lưu giữ được hương vị thơm ngon của trà xứ Tây Hồ. Dù thời gian có thay đổi, con người thay đổi nhưng hương trà nơi đây vẫn còn nguyên giá trị và không bao giờ bị mai một.
Đặc mệnh danh với danh xưng trà sen tây hồ thiên cổ đệ nhất trà thì người thẩm trà cũng nên lưu ý: Khi pha nên dùng ấm trà bằng đất nung thì hương vị của trà mới đảm bảo. Trước khi pha, cần tráng ấm bằng nước đun sôi.
Khi pha trà, lấy trà để riêng ra khay tre chuyên dụng rồi sau đó mới gạt vào ấm. Pha trà cần ủ ít nhất là 3 phút để hương trà thực sự được “đánh thức”. Nước dùng để pha trà cần được đun sôi và luôn duy trì ở nhiệt độ là 85 độ C. Khi trà đã chín, bạn có thể rót ra chén và thưởng thức.
Có lẽ văn hóa trà Tây Hồ là một điều bất ngờ đối với du khách lần đầu đến với Hà Nội. Nếu yêu thích trà đạo và muốn khám phá trà sen tây hồ thiên cổ đệ nhất trà thì nên đến nơi đây. Chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy yêu thích cuộc sống nên thơ nơi tại nơi này.
Các tin khác
- Tại sao phải làm héo trà? Cách sơ chế các loại trà ngon của người Việt? 27/11/2024
- Trà túi lọc Tân Cương Xanh – Sản phẩm không thể thiếu trong các giỏ quà tặng Tết 27/11/2024
- Chè búp Thái Nguyên giá bao nhiêu? Nên mua chè Thái Nguyên 26/11/2024
- Trà Thái Nguyên - Thức Quà Tinh Hoa Đất Việt 26/11/2024
- Bạch trà Shan Tuyết cổ thụ - “Đặc sản” quý giá của núi rừng Tây Bắc 25/11/2024
- Tổng hợp các loại trà có vị ngọt được nhiều người ưa chuộng 23/11/2024
- Bật mí các loại trà túi lọc tốt cho sức khỏe trên thị trường hiện nay 22/11/2024