-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trà sen, tinh hoa của đất trời và cách làm trà sen cổ truyền Việt Nam
21/10/2024
Trà sen cổ truyền Việt Nam đã được coi là một thứ nước uống vô cùng quen thuộc với người Việt. Hương trà sen mang đậm chất quê, nét đặc trưng mà người Việt nào cũng có. Trà sen không chỉ có vị ngọt mà còn rất thơm. Bởi quy trình chế biến trà sen khá phức tạp và đòi hỏi tính công phu. Văn hóa trà sen của người Việt sẽ được chúng tôi làm rõ trong bài viết này.
Trà sen, tinh hoa của đất trời.
Với người Việt, hoa sen là một điều rất thiêng liêng. Loài hoa này còn được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến món ăn và còn là một thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trà sen chính là một tác phẩm tuyệt vời của văn hóa ẩm thực với hoa sen.
Như chúng ta đã biết, hoa sen là sự hội tụ của tất cả tinh hoa của đất trời và cũng hội tụ cả văn hóa của người Việt. Trà sen, chính xác là các loại trà được ủ bằng hoa sen. Loài hoa được sống trong hồ nước tinh khiết nên tinh hoa tại đây cũng là điều rất đặc biệt để mọi người khám phá và nhất là người thích thẩm trà.
Trà sen, tinh hoa của đất trời
Nếu nói về văn hóa thưởng trà thì trà sen đã có từ rất lâu. Chúng tồn tại ở Việt Nam qua nhiều thập kỷ. Hơn nữa, loại hình văn hóa này đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt.
Nếu trước kia, người xưa sẽ thưởng trà tại các mái hiên, ngồi sập gỗ, rất thảnh thơi để nhâm nhi ly trà. Còn giờ đây, khi xã hội phát triển, văn hóa thưởng trà lại nâng lên một tầm cao mới. Mọi người có thể thưởng trà ở bất cứ đâu như: Tại công ty, ở nhà, quán cafe… để hàn huyên, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
Trà sen cổ truyền Việt Nam có từ khi nào?
Theo rất nhiều tư liệu ghi chép lại thì văn hóa trà sen cổ truyền Việt Nam đã có từ thế kỷ thứ XIX. Bởi thức tế, trà xanh đã là một thứ nước uống quen thuộc, không thể thiếu của người dân Việt xưa. Thời điểm ghi nhận về loại trà này là dành cho vua Tự Đức. Lúc bấy giờ, trà sen là một thứ nước uống vô cùng xa xỉn và chỉ được dùng trong dịp lễ, tết hay các dịp đặc biệt.
Trà sen cổ truyền Việt Nam có từ khi nào?
Thời điểm lý tưởng nhất để ủ trà chính là ban đêm. Vì lúc này mật hoa sen đạt độ thơm nhất. Những người hầu tại cung sẽ làm nhiệm vụ chèo thuyền ra hồ có sen mọc. Những búp sen được những người hầu bóc từng cánh hoa mỏng và đổ đầy trà vào trong đó. Tiếp đến là buộc chúng lại bằng các dải lụa.
Khi buộc phải đảm bảo cẩn thận để trà không bị rơi ra ngoài. Khi trà được ủ cả một đêm, chúng đã hấp thụ được tất cả sự tinh túy nhất có trong bông sen. Để cuối cùng, vào buổi sáng sớm rồi nghiệm thu thành phẩm. Tiện thể, thu luôn cả những hạt sương mai vào buổi sớm mang về pha trà dâng lên vua.
Như vậy có thể thấy rằng, văn hóa trà sen cổ đòi hỏi sự cầu kỳ và phức tạp. Tính tỉ mỉ, sự khéo léo nhẹ nhàng là điều rất cần thiết. Chính vì vậy mà văn hóa trà sen được coi là tinh hoa của nghệ thuật văn hóa trà tại Việt Nam.
Trà sen cổ truyền Việt Nam được làm như thế nào?
Như chúng ta đã biết, sen là 1 loại hóa rất đặc biệt. Loài hoa này cũng gắn liền với sự phát triển của văn hóa, xã hội của Việt Nam. Về phương pháp làm trà sen, chúng ta có thể sáng chế ra rất nhiều cách. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của vấn đề là trà phải có được hương vị đặc biệt như loại trà sen chính thống. Nguyên liệu chính cần chuẩn bị như sau:
Búp trà thành phẩm.
Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, trà sen muốn có được hương thơm như mong muốn thì trà được sử dụng phải là trà búp non. Búp trà non chỉ được tính từ lá thứ 2 đến ngọn. Đa phần các sản phẩm trà sen đều được khuyến cáo là sử dụng giống chè Tân Cương, Thái Nguyên sẽ đảm bảo thơm ngon và chuẩn vị.
Quy trình làm trà sen cổ truyền Việt Nam
Khi nói về quy trình làm trà sen thì người hái chè phải rất cẩn thận. Các búp chè được hái phải được nguyên vẹn, không dập nát. Chè thu về cũng cần sạch, ngon thì các nghệ nhân mới có thể làm thành công sản phẩm này. Đặc biệt, kỹ thuật sao trà sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng trà thành phẩm.
Đối với kỹ thuật sao trà, búp trà khi sao chỉ còn lại khoảng 5-7% nước mới đảm bảo. Khi sao xong phải được ủ trong chum sạch và bên trong có lót lá chuối. Không chỉ cần đảm bảo về kỹ thuật sao và thời gian ủ, kỹ thuật ủ trà cũng cần tỉ mỉ và công phu. Việc ủ trà trong chum sẽ làm giảm độ chát cho trà và tăng khả năng hút hương sen.
Chọn sen.
Khi đã hoàn thành xong phần chuẩn bị trà thì các nghệ nhân sẽ bắt đầu công việc chọn sen. Để trà được thơm ngon thì người làm trà phải chọn những bông sen nở vào buổi sớm. Hoặc cũng có thể chọn những bông sen đang còn hé nụ thì khi ướp mới đảm bảo.
Còn với phương pháp ướp trà sen bằng gạo sen thì khi thu hái sen về sẽ tách lấy phần gạo sen rồi đem trải đều lên trà. Khi trà đã được ngấm hết hương thơm thì sẽ được thay bằng một lớp gạo khác và cũng được trải đều trên đó. Công đoạn này sẽ được lặp đi, lặp lại từ 5-7 lần thì mới có hương vị chuẩn.
Như vậy, để có được một ấm trà sen cổ truyền Việt Nam như mong muốn là không hề đơn giản đúng không các bạn? Hy vọng, bài viết sẽ giúp mọi người hiểu và trân quý nét văn hóa độc đáo này của người Việt.
Các tin khác
- Hộp Trà Thái Nguyên – Món Quà Tết Sang Trọng Dành Cho Doanh Nghiệp 03/12/2024
- Vì sao uống trà lại bị mất ngủ? Bí quyết về cách uống trà không mất ngủ? 03/12/2024
- Trà Đinh ướp sen là gì? Cách làm trà Đinh ướp sen chuẩn nghệ nhân? 02/12/2024
- Làm gì khi bị say trà xanh? Những cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả tại nhà 29/11/2024
- Cúp Cây Trà Tân Cương Thái Nguyên - Bí Quyết Để Tạo Nên Vườn Trà Nguyên Liệu Chất Lượng Cao 29/11/2024
- Trà nào đắng nhất? Bí mật đằng sau vị đắng đặc trưng của mỗi loại trà 28/11/2024
- Tại sao phải làm héo trà? Cách sơ chế các loại trà ngon của người Việt? 27/11/2024