Trà Thái Nguyên

28/04/2017
Trà Thái Nguyên

Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác của đất nước, trà thái nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao.

Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè thái nguyên truyền thống của tỉnh. Sản phẩm chè của quê hương được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài . 


Bằng sự bài trí chuyên nghiệp, các hiện vật, tài liệu được trưng bày tại Không gian văn hóa trà thái nguyên trở nên sống động. Dù mới đưa vào khai thác sử dụng được 2 năm, nhưng đã đón hàng vạn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu. Đến Không gian văn hóa trà trước ngày diễn ra Festival là khung cảnh tấp nập chuẩn bị các phần việc cuối cùng. Khu Thưởng trà có kiến trúc mang phong cách làng quê Bắc Bộ, bao xung quanh là 2 cấp hành lang, người thưởng trà có thể ngồi trong nhà hoặc đi dạo ngắm vườn chè bao bọc xung quanh. Liền kề là khu Trưng bày sản phẩm chè và khu Triển lãm. Liên kết giữa các khu là hành lang rộng có mái che.

Các tài liệu, hiện vật được xếp đặt theo hệ thống để làm nổi bật truyền thống lịch sử, văn hóa về đất và người Thái Nguyên; những đặc trưng liên quan đến đời sống sinh hoạt cũng như nghề trồng, chế biến chè từ trước đến nay: Chiếc chảo gang 1,5m x 2,3m sưu tầm được ở gia đình ông Bùi Xuân Tiến, xóm Hồng Thái (Tân Cương); những chiếc thạ, dậu, cày, cuốc, rổ, rá; những chiếc nón Tày (Định Hóa), tàu lá cọ che đầu khi hái chè (Phú Lương)… Cùng với Bảo tàng, nhiều đơn vị, cá nhân khác cũng mang đồ vật vào trưng bầy trong Không gian văn hóa.


Trường khó tính chấp nhận.  Trà thái nguyên ngon phải là loại chè khi sao không cháy, đều lửa không có mùi khét, các cánh chè khi sao đều đặn không nát vụn mà cuộn tròn với nhau, màu của chè ngon thường là màu mốc cau, dáng hình ngọn chè thành phẩm là hình móc câu.

Khi trồng chè người ta không được trồng cạnh xoan vì nó làm mất đi vị của cây chè. Bên cạnh đó là khi nhai thử, nhả bã thấy chè xanh như khi sao, khi uống, ngậm lâu trong cổ họng thấy ngọt dần của vị chè chứ không phải là ngọt của mì chính pha lẫn trong đó để đánh lừa cảm giác. Để có được bộ sưu tập đặc sắc và độc đáo như hiện nay, đơn vị đã đầu tư rất nhiều công sức để sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan về trưng bày.

Nổi bật là bộ ảnh giới thiệu về các làng nghề chè truyền thống; tài liệu hiện vật là các bản trích, tài liệu, cup, bằng chứng nhận về chất lượng chè; hiện vật là đồ dùng sinh hoạt của nông dân vùng chè; mẫu đất chè thái nguyên; mẫu sản phẩm trà thái nguyên qua các thời kỳ; hiện vật là dụng cụ trồng, chăm sóc, chế biến chè; đặc biệt hiện vật là dụng cụ pha và uống trà qua các thời kỳ.

Viết bình luận của bạn:
0983 412 602
zalo