-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trà nõn Tôm là trà gì? Cách nhận biết, cách làm trà nõn tôm chuẩn vị như thế nào?
21/10/2024
Trà nõn Tôm là gì? Cách làm trà nõn tôm như thế nào? Đối với các “thần trà” chắc chắn sẽ không thể không biết đến danh trà nõn tôm. Bởi thực tế, đây là một loại trà nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về quy trình làm trà nõn tôm, chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết ngay trong nội dung bài viết này.
Trà nõn Tôm là trà gì? Cách nhận biết?
Trà nõn Tôm là 1 loại trà rất đặc biệt của vùng đất Thái Nguyên. Danh trà đã rất nổi tiếng trên thị trường. Để nhận định đúng được loại trà này thì người thẩm trà phải dựa trên 3 yếu tố đó là:
-
Về hình dáng: Phần lá trà rất đặc biệt, lá trà khá mỏng, dài và khá hẹp nên được ví như lá nõn tôm. Trà nõn Tôm có màu xanh đậm và khá bóng.
Trà nõn Tôm là trà gì?
-
Về màu nước của trà: Loại trà này có màu sắc khá đặc biệt, chúng là màu vàng nhạt hoặc cũng có thể là màu vàng đục. Khi pha nên chúng ta có thể phân biệt chúng với các loại trà khác. Về cơ bản, nước trà nõn tôm sẽ xanh hơn so với các loại nước trà truyền thống.
-
Về hương vị: Đây là một nét rất riêng đối với sản phẩm trà nõn tôm. Danh trà có mùi hương đặc trưng. Chúng phảng phất đâu đó là mùi hoa, mùi rễ cây và có chút ít là thảo dược. Vị của trà nõn tôm sẽ hơn chát.
Xem thêm: https://tancuongxanh.vn/tra-non-tom
Cách làm trà nõn tôm chuẩn vị.
Bạn nên biết rằng, cách làm trà nõn tôm tại vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên có 2 quy trình sản xuất bao gồm: Phương pháp thủ công và phương pháp sử dụng máy móc hiện đại để làm trà. Dù là phương pháp nào đi chăng nữa thì quy trình làm trà vẫn đảm bảo đủ các bước sau:
Công đoạn hái trà (chè)
Theo phân công công việc của người xưa thì hái chè sẽ là nhiệm vụ của nữ và sao chè là của nam. Bởi theo các nghệ nhân làm trà phân tích thì bàn tay của người phụ nữ khá mềm mại và khéo léo nên búp trà được hái sẽ được thơm ngon và giữ nguyên giá trị.
Cách làm trà nõn tôm chuẩn vị
Trà được hái vào thời điểm sáng sớm tinh mơ khi vẫn còn sương đọng trên búp trà. Theo đúng công thức làm trà thì hái chè sẽ phải tuân theo quy tắc là “1 tôm 2 lá”, “1 cá 2 chừa”. Việc tuân thủ theo nguyên tắc này là để đảm bảo các búp trà sẽ được tái sinh và cũng đạt yêu cầu cho việc chế biến.
Một trong những vấn đề cần lưu ý của việc hái trà là đảm bảo được độ sạch, không có mùi, không bị ánh nắng chiếu. Hái trà về không được bọc quá kín và tuyệt đối không hái vào lúc mưa sẽ làm giảm chất lượng của chè.
Công đoạn làm héo nhẹ.
Với công đoạn này, nghệ nhân làm trà sẽ sử dụng nong thưa, rải đều các nõn trà lên trên để làm héo nhẹ. Thường sẽ có từ 1,5 đến 2 kg trà được rải trên 1 nong. Chúng được đặt trên giá gỗ có nhiều tầng và mỗi lần cách nhau khoảng 15 đến 25 cm. Thời gian làm héo sẽ từ 4 đến 6 giờ và cứ 30 phút đến 1 tiếng đảo 1 lần.
Công đoạn này sẽ đảm bảo thủy phần của chè còn 74 đến 75%. Các búp chè phải được làm héo đồng đều và chúng đảm bảo được thoáng gió. Có như vậy thì trà mới đảm bảo được hương thơm tự nhiên.
Trà được làm héo nhẹ
Công đoạn diệt men
Trong tất cả các công đoạn làm trà thì đây là việc làm quan trọng nhất. Nghệ nhân sẽ cho trà vào tôn quay ở 1 khoảng thời gian nhất định. Đến khi các búp trà đạt các yêu cầu sau:
-
Các lá chè phải mềm, deoo, cuốn non có thể bẻ gập nhưng không gãy.
-
Trên bề mặt của lá trà phải hơi dính, khi dùng tay nắm lại và thả ra chúng sẽ không bị rời.
-
Trà phải có màu xanh sẫm.
-
Mùi hăng trên các lá trà sẽ bị mất đi và thay vào đó là hương thơm nhẹ.
Công đoạn vò trà
Khi trà đảm bảo độ thơm, dẻo đúng yêu cầu sẽ được cho ra nong tre để vò. Mục đích của công đoạn này là làm cho các búp trà được xoắn lại. Lưu ý, chỉ được vỏ trà theo 1 chiều nhất định nếu không sẽ dễ bị nát.
Công đoạn vò trà
Công đoạn sàng tơi
Với cách làm trà nõn tôm thì công đoạn này không thể bỏ qua. Sàng tơi sẽ lọc ra những lá trà không đủ tiêu chuẩn như: bị nát, không xoắn… Tại đây chỉ giữ lại những cánh trà đạt tiêu chuẩn.
Công đoạn sao trà
Khi các cánh trà đã tiết nhựa và dính vào nhau thì việc làm tiếp theo của các nghệ nhân sẽ là sao trà để làm khô. Sao trà đúng cách sẽ giúp cho cánh trà có được vẻ đẹp đúng nghĩa.Công đoạn này đều được làm bằng tay. Khi cánh trà chuyển từ xanh tươi sáng màu đen nhạt là đã đảm bảo. Lưu ý, khi sao sẽ không được dùng nước hoa hay xả vài hoặc bất cứ mùi hương gì.
Công đoạn lấy hương
Đây là công đoạn quyết định trong cách làm trà nõn tôm có hương vị chuẩn trà Tân Cương. Các yêu cầu cần đảm bảo là nhiệt độ bếp phải vừa phải để lấy được mùi hương cốm cần thiết và giúp trà không bị ám khói. Đây cũng là công đoạn được làm hoàn toàn bằng tay và thời gian sẽ là 15 đến 20 phút.
Như vậy có thể thấy rằng, cách làm trà nõn tôm khá cầu kỳ đúng không các bạn? Quy trình làm trà phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Từng khâu, từng công đoạn đều phải tuân thủ theo một quy trình rất nghiêm ngặt. Hy vọng, mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin hay ho về trà.
Các tin khác
- Có nên uống trà xanh Thái Nguyên hàng ngày? Những điều nên và không nên khi sử dụng trà xanh Thái Nguyên để tốt cho sức khỏe 07/01/2025
- Những lợi ích sức khỏe từ trà xanh Thái Nguyên 07/01/2025
- Nguồn gốc và phân loại các dòng trà Shan tuyết 05/01/2025
- Khám phá trà shan tuyết - Bí quyết tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ món quà thiên nhiên quý giá 05/01/2025
- Trà đinh là gì? Cách lựa chọn trà đinh ngon nhất, chuẩn vị nhất 05/01/2025
- Hộp Trà Thái Nguyên - Quà Tặng Sang Trọng, Ý Nghĩa 03/01/2025
- Tiêu chí chọn trà ngon, chuẩn vị, phù hợp với mục đích sử dụng 01/01/2025